09/01/2020 11:51 GMT+7

Kinh ngạc mô não người vẫn ‘còn nguyên’ sau 2.600 năm

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Các nhà khoa học Anh đã tìm thấy một bộ não có niên đại tới 2.600 năm của một người đàn ông và vô cùng kinh ngạc khi các mô mềm của não được tự nhiên bảo quản lâu và tốt đến vậy.

Phát hiện khoa học thú vị: Mô não người vẫn ‘còn nguyên’ sau 2.600 năm - Ảnh 1.

Mô não người tiền sử có niên đại khoảng 2.600 năm vẫn còn nguyên được phát hiện tại Anh - Ảnh: SCIENCE ALERT

Theo trang Science Alert, bộ não được xếp loại cổ xưa nhất của Anh này thuộc về một người đàn ông sống vào thời kỳ Đồ đá. Người này chắc chắn bị đánh mạnh vào đầu và bị chặt đầu.

Hàng ngàn năm trước, vào khoảng thời gian từ năm 673-482 trước Công nguyên, gần khu vực nay là làng Heslington của Anh, thi thể một người đàn ông bắt đầu phân hủy. Các bộ phận cũng như phần thịt biến thành bùn đất, tóc cũng hóa ra tro bụi.

Nhưng các xương của anh ta thì vẫn còn, và điều đặc biệt bí ẩn nữa mà giới khoa học chỉ vừa mới phát hiện và công bố: một phần nhỏ trong mô não của anh còn nguyên cho tới hôm nay.

Phát hiện mới vừa được công bố trên Tạp chí Journal of the Royal Society Interface số ra thứ ba (7-1) giải thích lý do vì sao các mô não người có thể tồn tại lâu đến thế trong tự nhiên dù không phải được bảo quản có chủ ý.

Sau nhiều tháng kiên trì nghiên cứu các protein trong mô não, một nhóm các nhà khoa học quốc tế cuối cùng đã có đủ bằng chứng để giải thích về trường hợp bảo quản mô người trong tự nhiên hết sức đặc biệt này.

Sự việc cũng giúp giới khoa học hiểu rõ hơn cách thức bộ não của chúng ta thực sự hoạt động ra sao.

Cần phải nhắc lại là từ năm 2008, các nhà nghiên cứu thuộc Quỹ khảo cổ học York (Anh) đã khai quật được hộp sọ của người tiền sử này tại di chỉ khảo cổ ở làng Heslington. Đây là một trong những mẫu cổ xưa nhất của mô thần kinh con người tìm thấy ở Anh.

Phát hiện khoa học thú vị: Mô não người vẫn ‘còn nguyên’ sau 2.600 năm - Ảnh 2.

Hộp sọ có chứa mô não người tiền sử có niên đại khoảng 2.600 năm vẫn còn nguyên được phát hiện tại Anh - Ảnh: SCIENCE ALERT

Ở người bình thường, sau khi chết, các mô não bắt đầu phân hủy. So với các bộ phận khác trong cơ thể, quá trình mục ruỗng của não người thậm chí còn nhanh hơn vì 80% bộ não là nước, nhiều loại protein khác nhau sẽ cùng tham gia phá hủy cấu trúc tế bào trong não khi sự sống chấm dứt.

Các mô mềm thường chỉ được bảo quản bằng cách sấy khô hoặc trữ đông, hoặc giữ trong môi trường yếm khí hay axit. Tuy nhiên điều lạ lùng trong trường hợp này là hộp sọ của người tiền sử ở Heslington không tuân theo quá trình tự nhiên đó.

Tiến sĩ Axel Petzold chủ trì nghiên cứu cho rằng các protein trong não đã giúp cố kết các mô não và bền vững theo thời gian ở trường hợp cụ thể này. "Thật thú vị khi biết những khối kết tụ protein trong não còn bền vững hơn cả ADN", tiến sĩ Petzold chia sẻ với đài CNN.

Cũng theo chuyên gia này, thông thường các protein đó sẽ xuất hiện nhiều hơn ở phần chất trắng, nhưng trong trường hợp bộ não đặc biệt của người tiền sử ở Heslington, các protein lại có mật độ tập trung cao hơn ở phần chất xám.

Theo đó, quá trình phân hủy theo quy trình tự nhiên đã được ngăn cản từ bên ngoài bộ não. Khi ấy, các protein trong não đã cố kết lại với nhau chặt hơn, giúp bảo tồn các mô não theo thời gian. Chính bởi thế mà so với cấu trúc não người trưởng thành thông thường, bộ não người tiền sử ở Heslington có vẻ co lại và rắn chắc hơn.

Cô gái 5.700 năm trước được phục dựng bản đồ gen nhờ Cô gái 5.700 năm trước được phục dựng bản đồ gen nhờ 'bã kẹo cao su'

TTO - Lần đầu tiên các nhà khoa học khôi phục trọn vẹn bản đồ gen của một cô gái sống ở thời đồ đá từ nhựa hắc ín bạch dương (tựa như bã kẹo cao su ngày nay) mà không phải từ xương.

D. KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp