Hình ảnh hành tinh khổng lồ HR 8799c, nơi các nhà thiên văn học phát hiện dấu hiệu của nước và khí metan - Ảnh: Keck Observatory, Hawaii
Phát hiện này thuộc về nhóm thiên văn học tại Đài quan sát Keck ở Maunakea (Hawaii, Mỹ) trong khi thăm dò HR 8799c - một hành tinh có kích thước lớn hơn sao Mộc gần 7 lần.
HR 8799c là một trong bốn hành tinh quay quanh ngôi sao HR 8799, thuộc chòm sao Phi Mã, nằm cách Trái đất 179 năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn học sử dụng thiết bị máy móc hiện đại để xác nhận sự tồn tại của nước trong khí quyển của hành tinh HR 8799c. Họ sử dụng kết hợp máy quang phổ có độ phân giải cao và một kỹ thuật được gọi là quang học thích ứng để điều chỉnh hiệu ứng làm mờ bầu khí quyển Trái đất.
Sau khi chụp được ảnh về HR 8799c, các nhà thiên văn học sử dụng quang phổ kế để "tách" ánh sáng của hành tinh này. Kết quả sau đó cho thấy dấu hiệu của hóa chất mêtan và nước trong khí quyển. Đây có thể coi là một kỳ tích do máy quang phổ cận hồng ngoại Echelle Spectrograph (NIRSPEC) mang lại.
"Loại công nghệ này chính xác là những gì chúng ta muốn sử dụng trong tương lai để tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh", Dimitri Mawet, giáo sư thiên văn học tại Viện Công nghệ California cho biết.
Mặc dù các nhà thiên văn học đã chụp ảnh rất nhiều hành tinh ngoài Trái đất nhưng HR 8799 là ngôi sao duy nhất có hành tinh quay xung quanh. Các nhà khoa học hi vọng sẽ đạt được kết quả tương tự với những hành tinh nhỏ còn lại.
Mục tiêu mà các nhà khoa học tại Đài quan sát Keck đặt ra là tìm kiếm nước, oxy và hóa chất báo hiệu một bầu không khí có thể sinh sống giống như Trái đất. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng kính thiên văn 30m, được lên kế hoạch sử dụng trên đảo Mauna Kea (Hawaii, Mỹ) vào cuối những năm 2020.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận