Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại trường Y Feinberg thuộc ĐH Northwestern (Hoa Kỳ) đã phát hiện ra bằng chứng đầu tiên về sự hiện diện một đoạn DNA của người trên bộ gen loài Neisseria gonorrhoeae, vi khuẩn gây bệnh lậu. Phát hiện này cung cấp một góc nhìn sâu sắc về sự phát triển cũng như khả năng linh hoạt của bệnh lậu liên tục thích nghi và tồn tại trong vật chủ của nó: con người.
Phóng to |
Vi khuẩn gây bệnh lậu Neisseria gonorrhoeae dưới kính hiển vi |
Sự kiện chuyển gene này được phát hiện khi xác định trình tự gene một số vi khuẩn lậu sàng lọc từ bệnh nhân tại Viện Broad ở Cambridge, Massachusetts (Hoa Kỳ). 3 trong 14 thể phân lập có một đoạn DNA có trình tự tương đồng với trình tự DNA L1 trên bộ gene người. Đoạn DNA ở người này cũng hiện diện trong khoảng 11% các vi khuẩn lậu phân lập từ bệnh nhân.
Sự chuyển gene có thể xảy ra giữa các vi khuẩn khác nhau, hay giữa vi khuẩn và tế bào nấm men. Nhưng sự chuyển gene từ DNA người sang vi khuẩn là một bước nhảy rất lớn. "Phát hiện này cho thấy khả năng vi khuẩn lậu có được đoạn DNA từ người có thể kích hoạt chúng phát triển thành các giống mới. Tuy nhiên, sự kiện đặc biệt này đã cung cấp lợi thế gì cho loài vi khuẩn lậu thì chúng tôi vẫn chưa khám phá được. Đó sẽ là bước tiếp theo của nghiên cứu", giáo sư Hank Seifert - tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Bệnh lậu, lây truyền qua đường tình dục, là một trong những bệnh nguy hiểm lâu đời nhất trên thế giới. Mỗi năm ước tính có 7 triệu người tại Hoa Kỳ và 50 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh lậu.
Lậu là một căn bệnh đặc biệt nghiêm trọng đối với phụ nữ. Nếu không được chữa trị, bệnh có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu, gây vô sinh và thai ngoài tử cung. Bệnh cũng có thể phát triển thành một dạng bệnh lây lan qua đường sinh dục, đi vào máu, gây ra viêm khớp và viêm nội tâm mạc ở cả nam giới và phụ nữ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận