05/12/2018 11:21 GMT+7

Phát hiện chấn động Trung Quốc: 'thần dược' làm đẹp Botox giả

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Cảnh sát tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vừa thông báo về một phát hiện chấn động: một cơ sở làm đẹp lớn đã bán Botox và vitamin C giả.

Phát hiện chấn động Trung Quốc: thần dược làm đẹp Botox giả - Ảnh 1.

Có đến 70% nguồn cung Botox và hyaluronic acit ở Trung Quốc là hàng giả hoặc được nhập lậu - Ảnh: REUTERS

Doanh thu cơ sở này lên đến 4,3 triệu USD chỉ trong 6 tháng. Hơn 1.000 người ở hơn 10 tỉnh đã trả tiền mua sản phẩm cùng liệu trình thẩm mỹ tại cơ sở làm đẹp này. Cảnh sát đã bắt 5 người vì gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và không tuân thủ các quy định về y tế.

Botox là tên viết tắt của Botulinum Toxin type A, một sản phẩm có tác dụng ngăn cản các kích thích từ thần kinh đến các sợi cơ, ngăn co giật. Nhưng ít năm gần đây, "thần dược" này cũng được sử dụng tẩy xóa vết nhăn trên trán, lông mày, khóe mắt… 

Nhà chức trách lưu ý đến cơ sở làm đẹp ở tỉnh Hồ Nam này sau khi kiểm tra bất ngờ tại đây vào tháng 9-2017. Họ phát hiện hơn 2.300 chai axit hyaluronic - được tiêm để xóa các nếp nhăn trên mặt, vitamin C và Botox, tất cả đều không phải là loại được cấp phép.

Khi lần theo đường dây cung cấp hàng cho cơ sở này, họ phát hiện ông chủ họ Zou của cơ sở còn bán thuốc và các nguyên liệu làm đẹp dỏm trên cho nhiều người dùng thông qua mạng xã hội WeChat.

Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba trên thế giới về phẫu thuật thẩm mỹ, sau Mỹ và Brazil. Sự phổ biến của những phương làm đẹp không xâm lấn như tiêm Botox và hyaluronic acit đã tăng mạnh trong những năm gần đây vì được coi là ít nguy cơ, ít tác dụng phụ và thời gian phục hồi ngắn.

Phát hiện chấn động Trung Quốc: thần dược làm đẹp Botox giả - Ảnh 2.

Tiêm botox được cholà ít nguy cơ, ít tác dụng phụ và thời gian phục hồi ngắn - Ảnh: 92NEWSHD.TV

Tuy nhiên, cùng với sự bùng phát của dịch vụ thẩm mỹ, nhiều cơ sở làm đẹp chui đã sử dụng các sản phẩm giả, không có chứng nhận y tế cho người dùng. 

Báo Bưu điện Hoa Nam dẫn nguồn của Hiệp hội Thẩm mỹ Trung Quốc, có đến 70% nguồn cung Botox và hyaluronic acit ở Trung Quốc là hàng giả hoặc được nhập lậu.

Năm 2016, rất nhiều bệnh nhân ở Hong Kong đã trình báo về các vấn đề sức khỏe phát sinh sau khi họ tiêm Botox ở Trung Quốc đại lục.

Botox được các bác sĩ thẩm mỹ đánh giá là an toàn khi được bảo quản đúng cách nhưng nó thực sự có nguồn gốc từ một chất độc. Nó thường được sử dụng cho mục đích làm đẹp, để ngăn các nếp nhăn bằng các làm tê một số nhóm cơ trên mặt.  

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp