01/10/2016 21:02 GMT+7

Phạt hành chính, có hồ sơ cũng cần biên bản vi phạm

HOÀNG ĐIỆP
HOÀNG ĐIỆP

TTO - Dù có tài liệu phát sinh sau, việc phạt hành chính cũng không thể không có biên bản vi phạm. Đó là quan điểm các chuyên gia pháp luật trước việc công an ra quyết định phạt hành chính nhà báo Quang Thế.

Cú “gạt tay trúng má nhà báo” của cảnh sát Ngô Quang Hưng theo cách gọi của đại tá Nguyễn Duy Ngọc - thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội. Ngô Quang Hưng bị khiển trách, còn phóng viên Trần Quang Thế bị phạt vi phạm hành chính 6 lỗi - Ảnh: MC cắt từ clip

 

Trong căn cứ để ra quyết định xử phạt nhà báo Quang Thế, Công an quận Tây Hồ, Hà Nội ghi rằng căn cứ vào kết quả xác minh và tài liệu trong hồ sơ. 

Ông Phạm Công Hùng, nguyên thẩm phán TAND Tối cao cho rằng bất kể hành vi vi phạm pháp luật nào cũng cần phải được xử lý theo căn cứ pháp luật. Và vi phạm hành chính cũng không nằm ngoài quy định đó.

Theo đó, trong vấn đề giải quyết vụ án hình sự, có phát sinh những lỗi vi phạm hành chính thì các cơ quan tố tụng có quyền chuyển hồ sơ về cơ quan có thẩm để xử lý hành vi vi phạm hành chính.

Nhưng quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ngoài căn cứ vào hồ sơ vụ việc do cơ quan điều tra chuyển sang thì vẫn phải lập biên bản vi phạm hành chính, vi phạm ở đâu, giờ nào, lỗi gì, căn cứ là gì, hành vi là gì và bằng chứng là gì.

Việc có biên bản xử lý vi phạm hành chính để còn biết thời hiệu đến đâu.

Nhà nước pháp quyền, trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật dù là hành chính hay hình sự thì cũng cần căn cứ vào những điều khoản quy định trong pháp luật chứ không phải là căn cứ vào sự thừa nhận của đương sự rồi ra phán quyết.

Trong trường hợp, Quang Thế có thừa nhận việc mình có lỗi, thì cần phải làm rõ, lỗi như thế nào, thời gian và địa điểm, căn cứ để xử phạt theo đúng pháp luật chứ không thể dựa vào việc Thế nhận lỗi để ra quyết định xử phạt. 

Phân tích về các lỗi được Công an quận Tây Hồ đã xem xét để phạt Quang Thế,  ông Đỗ Đức Vĩnh, kiểm sát viên VKSND cấp cao tại Tp.Hồ Chí Minh cho rằng phóng viên có quyền tiếp cận thông tin vụ việc và đưa thông tin.

Việc cán bộ công an mặc thường phục ngăn cản việc tác nghiệp của phóng viên khiến phóng viên cãi lại thì khó có thể nói rằng đây là hành vi cản trở cơ quan chức năng làm việc.

Bởi không có dấu hiệu gì để cho phóng viên biết đó là người thi hành công vụ. Phóng viên cũng có quyền hỏi người mà đang có hành vi cản trở việc tác nghiệp của mình rằng họ là ai?

Việc xử phạt lỗi này cũng cần phải nêu ra những chứng cứ chứng minh cụ thể, chỗ nào là hiện trường, khu vực nào là khu vực cấm.. tất cả những điều này đều phải được ghi trong biên bản vi phạm.

Về lỗi khẳng định nhà báo có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ, cũng cần phải có bằng chứng đưa ra, chứ không chỉ dựa vào lời khai.

Như vậy, dù bất kể lời khai thế nào, thì việc ra quyết định xử lý cũng cần phải căn cứ theo pháp luật. Lời khai của đương sự chỉ là một trong những căn cứ để định hướng. Mọi chứng cứ khác nếu có phải được công khai.

 

HOÀNG ĐIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp