29/02/2024 08:59 GMT+7

Phần mềm 'lắng nghe' người dân qua mạng xã hội: Mong công nghệ sẽ gạn đục khơi trong

Việc TP.HCM triển khai phần mềm 'lắng nghe' người dân qua mạng xã hội đang được chờ đợi là kênh đọc nhanh nhất thông tin từ người dân.

Hệ thống lắng nghe mạng xã hội là một bước tiến quan trọng của TP.HCM đến đô thị thông minh - Ảnh: HỮU SƠN

Hệ thống lắng nghe mạng xã hội là một bước tiến quan trọng của TP.HCM đến đô thị thông minh - Ảnh: HỮU SƠN

Tuổi Trẻ giới thiệu ý kiến bạn đọc xung quanh việc này.

Ông Đoàn Hữu Hậu (giám đốc tư vấn giải pháp công nghệ FPT Digital):

Tăng tương tác nhiều hơn với người dân

Việc TP.HCM triển khai hệ thống ứng dụng phần mềm lắng nghe mạng xã hội là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng TP thông minh. Hệ thống này giúp chính quyền TP nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường sự tương tác với người dân.

Nhờ vào công nghệ mới, chính quyền phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn, ngăn chặn nguy cơ rủi ro, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước. Việc thu thập ý kiến phản hồi của người dân qua mạng xã hội giúp chính quyền nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, tạo dựng niềm tin với người dân.

Do đó, để hệ thống phát huy hiệu quả, cần truyền thông rộng rãi đến toàn bộ người dân và hướng dẫn họ cách tham gia hệ thống này. Đồng thời mở rộng nguồn dữ liệu thu thập từ nhiều kênh khác nhau như báo chí, truyền hình, mạng xã hội, khảo sát ý kiến người dân... để hoàn thiện hệ thống ngày càng tốt hơn.

Mô hình lắng nghe mạng xã hội của TP.HCM nên được nhân rộng đến các địa phương khác trên toàn quốc. Việc chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn và hỗ trợ các địa phương trong việc triển khai hệ thống sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Ông Nguyễn Thanh Hòa (trưởng phòng thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM):

Tìm và lọc tin xấu, độc

Hiện nay, đời sống của người dân đã dần dịch chuyển lên không gian mạng. Thời gian qua, đơn thư khiếu nại liên quan đến tranh chấp mạng xã hội ngày càng nhiều, nhiều vụ việc lừa đảo xuất phát từ mạng xã hội. Do đó chúng ta cần có hệ thống giám sát hoạt động của mạng xã hội.

Với yêu cầu truyền thông chính sách, bên cạnh báo chí chính thống thì trang tin điện tử và mạng xã hội là những kênh được quan tâm, là nơi phát sinh nhiều luồng dư luận. TP phải có công cụ đo lường được dư luận xã hội về các chủ trương chính sách đã được ban hành.

Phần mềm lắng nghe mạng xã hội được ứng dụng trí tuệ nhân tạo và nhiều nền tảng khác có khả năng tìm kiếm sâu, rộng và nhanh chóng nhiều vấn đề được quan tâm trên không gian mạng, không chỉ văn bản mà còn hình ảnh, giọng nói và các nguồn tin khác. Từ đó, cơ quan chức năng sẽ sớm có các cơ sở để nhận diện được luồng dư luận và ngăn chặn, xử lý kịp thời những thông tin xấu, độc.

Không chỉ vậy, phần mềm có khả năng bóc tách, xử lý dữ liệu và tạo ra những báo cáo sớm để kịp thời tham mưu lãnh đạo TP ban hành những chính sách kịp thời trước những vấn đề người dân quan tâm.

Với các thông tin tiêu cực và tin giả, những thông tin gây ảnh hưởng xấu, xúc phạm danh dự tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, hệ thống cần có tính năng phát hiện và xác thực nhanh nhất để có thể ngăn chặn và xử lý ngay lập tức.
Chị LÂM HUỲNH ANH

Chị Lâm Huỳnh Anh (phụ trách truyền thông một doanh nghiệp bán lẻ tại TP.HCM):

Chống tài khoản ảo trên mạng xã hội

Phần mềm lắng nghe mạng xã hội có thể được xem là một kênh tiếp nhận thông tin từ người dân một cách chủ động, nhanh chóng nguồn dữ liệu đa chiều. Nguồn dữ liệu sau khi ghi nhận cần được chọn lọc, phân loại, xác minh để đảm bảo tính chính xác nhằm đảm bảo cho việc phân tích và đưa ra quyết định.

Trên nhiều mạng xã hội hiện nay có nhiều tài khoản ảo, gây nhiễu loạn thông tin, nên khi ghi nhận thông tin trên hệ thống thì cần kiểm tra lại để xem nguồn từ đâu, tài khoản đó có chính chủ hay là tài khoản "sống" không…

Thông tin khi được phân loại càng cụ thể, chi tiết thì cũng dễ dàng chuyển đến cơ quan có đúng thẩm quyền, đỡ mất thời gian và tránh lãng phí…

TP.HCM có phần mềm TP.HCM có phần mềm 'lắng nghe' hoạt động người dân trên mạng xã hội

Phần mềm có khả năng thu thập dữ liệu từ các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, Instagram, YouTube... giúp cơ quan quản lý nhà nước chủ động trong việc tiếp nhận, hiểu rõ hơn về ý kiến và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp