01/10/2022 17:20 GMT+7

Phản hồi ngày 1-10: Lối ra cho y bác sĩ 'chân trong chân ngoài'?; Tiếc VTV6...

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Chia sẻ với các bác sĩ bệnh viện công trốn việc làm thêm; Tiếc cho một chương trình hay, gắn bó với thanh thiếu niên lại phải khai tử; Kinh tế thị trường rồi, ai không trụ được thì đóng cửa... là những phản hồi trọng tâm của bạn đọc ngày 1-10.

Phản hồi ngày 1-10: Lối ra cho y bác sĩ chân trong chân ngoài?; Tiếc VTV6... - Ảnh 1.

Bảng thông tin tại phòng khám đa khoa Sài Gòn Gò Công, với tên của nhiều bác sĩ đến từ các bệnh viện ở TP.HCM - Ảnh: T. DƯƠNG

Chia sẻ với các bác sĩ bệnh viện công trốn việc làm thêm

Như Tuổi Trẻ từng phản ánh, thời gian gần đây việc đội ngũ y bác sĩ rời bệnh viện công chuyển sang bệnh viên tư làm việc được xem là thực trạng chung về việc chảy máu chất xám ở các cơ quan nhà nước.

"Bác sĩ CKI, CKII phải vừa học vừa làm hơn chục năm mới đạt được mức chuyên môn như vậy. Nếu không phải vì cơm áo gạo tiền thì chắc không ai bôn ba chỉ để kiếm hơn triệu đồng như vậy. Thương nhiều hơn trách!

Ý kiến bạn đọc Quý Hoàng

Và, vụ việc bốn bác sĩ Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) trốn việc ở bệnh viện trong một thời gian dài để xuống một phòng khám tư nhân ở Gò Công (Tiền Giang) làm việc, như giọt nước làm tràn ly, chứ không phải cá biệt.


Chính vì vậy, thay vì trách họ, đề nghị xử lý đến nơi đến chốn, nhiều bạn đọc tỏ ra thông cảm và chia sẻ.

"Thử hỏi đã trả thu thập, phúc lợi tương xứng với những bác sĩ chưa, những người hy sinh cho xã hội nhiều nhất đặc biệt qua COVID-19. Báo Tuổi Trẻ nên làm thêm loạt bài công việc hàng ngày của một bác sĩ công không làm tư và lương, phúc lợi của họ và xem họ có thể sống bằng chính 1 công việc được không" - bạn đọc Vinh Gia viết.

Cùng với suy nghĩ "bụng đói thì chân phải bò" bạn đọc tên Thuỷ bổ sung: "Cứ trả lương cao xem có bác sĩ nào phải phóng từ Sài Gòn về Tiền Giang chỉ để nhận hơn 2 triệu bạc không? Đã đến lúc ngành Y phải công nhận đây là một thực tế phổ biến, đồng thời phải có những quyết sách điều chỉnh cho phù hợp".

Từ thực tế, bạn đọc Lão Nông Tri Điền dẫn chứng: "Tôi người Gò Công, từ lúc bệnh viện Sài Gòn - Gò Công thành lập đến nay, phải nói đỡ vất vả cho bà con nơi đây. Chúng tôi không phải sớm hôm chạy đi thành phố để khám bệnh như trước đây, giá cả hợp lý, lực lượng y - bác sĩ có chuyên môn, thăm khám tận tình, chu đáo, thái độ phục vụ rất tốt"!

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị phải lập lại kỷ cương để tránh xảy ra những trường hợp lấy công làm tư tương tự. 

Về ý này, bạn đọc Thanh Bình viết: "Bác sĩ bỏ việc thì ai khám cho bệnh nhân ở bệnh viện công? Không hiểu việc chấm công, kiểm tra hàng ngày, tuần thế nào mà bác sĩ bỏ việc thời gian dài ra ngoài làm tư mà khoa, phòng, ban giám đốc bệnh viện không biết? Ngoài bệnh viện Thủ Đức, các bệnh viện khác thì sao"?

Phản hồi ngày 1-10: Lối ra cho y bác sĩ chân trong chân ngoài?; Tiếc VTV6... - Ảnh 4.

Biên tập viên Thư Hiền bên chiếc ghế Quán thanh xuân trong ngày về chào VTV6 vào ngày 30-9 - Ảnh: Facebook Hiền Cua

Tiếc cho VTV6 sẽ dừng phát sóng sau 15 năm

Thông tin: Từ 0h ngày 15-10, kênh truyền hình dành cho giới trẻ VTV6 sẽ chính thức đóng kênh, sau 15 năm hoạt động, khiến những ai từng yêu mến kênh trình hình này tỏ ra luyến tiếc.

Cho rằng việc đóng kênh truyền hình này không chỉ là nỗi buồn của rất nhiều người từng làm việc ở đây, với người xem đài việc xoá sổ VTV6 cũng là một mất mát lớn.  

"Tôi rất yêu VTV6. Mong nhà đài xem xét để giữ lại. Đây là kênh thể thao, văn hóa cho thanh thiếu niên, rất thiết thực".

Ý kiến bạn đọc Thanh Nam Nguyen

"Thanh thiếu niên là đối tượng quan trọng của đất nước, nên có riêng 1 kênh truyền hình riêng. Sao lại khai tử nhỉ"? - Bạn đọc Hoài Sơn Đỗ viết.

Không chỉ tiếc, hàng loạt các câu hỏi khác được bạn đọc đặt ra như: Rồi xem bóng đá trực tiếp trên kênh nào nhỉ? Kênh đang phát trực tiếp thể thao sao đóng lại? Vậy từ giờ xem trực tiếp truyền hình bóng đá ở đâu?

Về ý này, bạn đọc Thái Bảo trả lời: "Còn VTV5 và VTV3 bạn nhé, các chương trình thể thao trên VTV3 cũng đang dần quay trở lại như trước kia, ngoài ra VTV5 đảm nhiệm việc trực tiếp bóng đá sau khi VTV6 ra đi".

Bổ sung ý này, bạn đọc Nguyen viết:"Đóng để mở riêng một kênh mới. Quản lý bởi đội ngũ mới trong tương lai thôi. Hy vọng sẽ chất lượng hơn".

Phản hồi ngày 1-10: Lối ra cho y bác sĩ chân trong chân ngoài?; Tiếc VTV6... - Ảnh 7.

Các ngành chức năng tỉnh An Giang kiểm tra tại một cây xăng trên địa bàn - Ảnh: BỬU ĐẤU

Nhiều đại lý xăng dầu ở miền Tây đóng cửa 

Nói là làm, từ ngày 1-10, nhiều đại lý xăng dầu ở miền Tây đã đóng cửa hàng loạt chứ không còn 'dọa dẫm'.

"Kinh doanh xăng dầu là ngành hàng có điều kiện bắt buộc. Nếu cửa hàng nào vi phạm xử lý nghiêm theo quy định chứ không thể muốn thì bán muốn thì không. Sao lúc lời mấy ông không than?"

Ý kiến bạn đọc Trum

Với lý do càng bán càng bị thua lỗ do chiết khấu thấp, thậm chí là 0 đồng, trong khi chi phí vận hành rất tốn kém, việc làm này đã làm xáo trộn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân miền Tây.

Cho rằng kinh doanh xăng dầu là ngành hàng có điều kiện bắt buộc, do đó không phải thích thì bán còn không thì đóng cửa, nhiều bạn đọc đề nghị rằng nếu cửa hàng nào vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định chứ không thể muốn thì bán muốn thì không. 

"Thời buổi nào rồi mà kinh doanh có lãi thì im, thua lỗ tí thì kêu ca đóng cửa. Các cây xăng nên xem lại cơ cấu chi phí vận hành, đừng đổ thừa đại lý chiết khấu thấp, chi phí cao nữa. Làm kinh doanh nên tính toán, chứ không phải "thấy người ta ăn khoai thì vác mai mà chạy" nữa" - bạn đọc Trung Phạm viết.

Cũng với suy nghĩ, kinh doanh là phải chấp nhận cuộc chơi, có lời lãi có lỗ lã, bạn đọc nick name Người Tiêu Dùng hỏi: "Tại sao khi xăng lên giá từng ngày, doanh nghiệp lãi khủng thì được? Lúc đó, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở đâu sao không thấy lên tiếng đòi quyền lợi cho người tiêu dùng"?

Và theo bạn đọc này: "Nếu doanh nghiệp nào cũng muốn phần hơn về mình, đẩy phần thiệt cho người khác, không chấp nhận cuộc chơi, không tuân theo quy luật thị trường, gây bất công thì nên cho ngừng kinh doanh luôn".

Bổ sung, bạn đọc Ngo Le đề nghị: "Ai nghỉ cứ nghỉ, còn cửa hàng bán xăng là còn có xăng để đổ. Khi nào đóng hết thì hẵn hay. Kinh tế thị trường rồi, ai không trụ được thì đóng cửa".

Quyết liệt hơn, bạn đọc nick name Jdjdjd viết: "Nên tịch thu luôn giấy phép vì anh không gánh nữa và không gánh được thì để người khác làm. Chứ vài bữa lợi nhuận cao anh lại mở ra bán. Cứ nghỉ thì thu hồi cấp cho người khác thiếu gì người sẵn sàng mở cây xăng".

Bạn quan tâm và muốn chia sẻ vấn đề gì? Theo bạn, làm cách nào để giải quyết thấu tình đạt lý chuyện y bác sĩ trốn bệnh viện công sang khám bệnh viện tư? Cần bổ sung giải pháp nào để các đại lý xăng dầu không 'làm reo' khi giảm giá?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... kính mời bạn gởi đến PHẢN HỒI TRONG NGÀY qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi ý kiến ở KHUNG BÊN DƯỚI. Cảm ơn bạn!

Trốn việc ở bệnh viện công ra phòng khám tư: Bác sĩ nhận sai và nêu lý do khó khăn về kinh tế Trốn việc ở bệnh viện công ra phòng khám tư: Bác sĩ nhận sai và nêu lý do khó khăn về kinh tế

TTO - Sáng 1-10, Sở Y tế TP.HCM đã thành lập tổ công tác xuống Bệnh viện TP Thủ Đức để xác minh, làm rõ những nội dung phản ánh "bác sĩ trốn việc ở bệnh viện công ra phòng khám tư" đăng trên Tuổi Trẻ cùng ngày.

Đặt câu hỏi đến
Gửi câu hỏi
TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp