11/03/2023 13:36 GMT+7

Phản hồi cuối tuần: Dễ dãi với kênh xấu độc

Đó là ý kiến của rất nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online sau loạt bài "Hàng loạt thương hiệu lớn "hào phóng" nuôi kênh xấu độc".

Phản hồi cuối tuần: Dễ dãi với kênh xấu độc - Ảnh 1.

Một video dàn dựng đánh nhau có quảng cáo của Lazada - Ảnh chụp màn hình

Người tiêu dùng cần gây sức ép với các nhãn hàng không quảng cáo trên những nền tảng nội dung độc hại để chủ các kênh YouTube, Facebook... xấu độc không còn đất sống.

Bạn đọc Lê Tiên Sinh cho rằng "gốc rễ vẫn là ở người xem. Nếu người xem văn minh thì không xem những kênh như vậy, hoặc đồng loạt báo cáo thì những kênh này sẽ tự động mất". 

Trong khi đó, bạn đọc Linh đề nghị các nhãn hàng hãy mạnh tay ngừng hợp tác với những người làm nội dung bẩn, chứ bỏ tiền chi trả quảng cáo mà lại làm xấu hình ảnh thương hiệu thêm!

Còn theo bạn đọc Nguyễn Văn Hùng, "không chỉ trên nền tảng mạng xã hội mà ngay cả quảng cáo trên phương tiện truyền thông chính thống cũng có nhiều clip phản cảm, sai tiếng Việt, trái văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Việc này cũng cần kiểm soát chặt hơn"?!

Nhiều bạn đọc bức xúc việc những TikToker, YouTuber bất chấp mọi chuẩn mực đạo đức chỉ nhằm để câu view, kiếm tiền. "Đến đám tang cũng thành nội dung để câu view kiếm tiền và cũng có nhiều người xem và chia sẻ về trang cá nhân của mình. Điều này cho thấy văn hóa của chủ kênh và cả sự dễ dãi của người xem!" - bạn đọc Hiếu và bạn đọc Mai Dung bày tỏ.

Và bạn đọc Nguyên bất bình trước việc nhiều người kiếm tiền trên nỗi đau, sự bất hạnh của người khác. "Khi đi ngoài đường thấy tai nạn không những không lao đến giúp người bị nạn mà còn thản nhiên tấp xe vào lề móc điện thoại ra quay rồi tung lên mạng kiếm like".

Tuần qua còn hàng ngàn ý kiến của bạn đọc phản hồi về chuyện "Ai đang dung dưỡng cả kho số điện thoại lạ?". Chính SIM rác là mảnh đất màu mỡ cho các kiểu cuộc gọi lừa đảo, đòi nợ khủng bố, trong đó có chuyện báo tin trẻ bị chấn thương sọ não để lừa nhiều phụ huynh hàng trăm triệu đồng mấy ngày qua.

Trong đó, có rất nhiều ý kiến đề nghị truy trách nhiệm đại lý bán sim. 

"Cần truy trách nhiệm cao nhất cho đại lý bán sim khai báo thông tin gian dối, giúp người khác dùng số điện thoại không chính chủ đi làm phiền người khác (hoặc vi phạm pháp luật). Khi đó, dịch vụ cung cấp số điện thoại sẽ đi vào ổn định. Không còn lãng phí tài nguyên số, định danh người dùng, bảo vệ công dân an toàn hơn trên không gian số" - một bạn đọc nêu ý kiến.

Còn theo bạn đọc Minh Trần, nhiều cuộc gọi cài sẵn chế độ tự động mời chào quảng cáo, chặn số nhưng số này vẫn gọi điện làm phiền được, nhận tin nhắn nhưng không có số cũng không chặn được... Những việc này một thuê bao thông thường không thể làm được. Đề nghị điều tra những hành vi này.

Để xóa bỏ tận gốc vấn nạn này, bạn đọc Thu hiến kế: "Việc quản lý SIM điện thoại không khó, vì yêu cầu tất cả mọi người đều phải khai báo thông tin như hiện nay là hoàn toàn kiểm soát được. Các SIM/số điện thoại không chính chủ cắt ngay. Điều này Bộ TT&TT làm được, không có gì khó khăn, trở ngại. Vấn đề là cơ quan chức năng có muốn làm hay không mà thôi".

CÔNG DŨNG tổng hợp

Thăm dò ý kiến

Ngày càng có nhiều kênh YouTube đã bất chấp "sáng tạo" những nội dung nhảm, xàm hòng câu view nhằm thu hút quảng cáo. Để trả lại môi trường Internet an toàn và thân thiện, theo bạn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Trên mạng nhan nhản kênh xấu độc cho trẻ, phụ huynh cần lên tiếngTrên mạng nhan nhản kênh xấu độc cho trẻ, phụ huynh cần lên tiếng

TTO - Thêm một kênh YouTube nhảm nhí, độc hại cho trẻ vừa bị Cục Trẻ em đề xuất các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, xử lý xóa, gỡ khiến các bậc phụ huynh thở phào.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp