02/11/2022 17:44 GMT+7

Phản hồi 2-11: 'Văn nghệ sĩ, người nổi tiếng yếu đuối, quảng cáo thuốc suốt ngày' nói lên điều gì?

TUỖI TRẺ ONLINE
TUỖI TRẺ ONLINE

TTO - Phản hồi đáng chú ý trong ngày 2-11 bên cạnh nội dung xe hút hầm cầu "làm láo ăn thật", còn có các nội dung: Thuế thu nhập cá nhân: Cần sòng phẳng với dân; Giờ văn nghệ sĩ yếu đuối lắm, đi quảng cáo bán thuốc suốt ngày', thật vậy không?

Phản hồi 2-11: Văn nghệ sĩ, người nổi tiếng yếu đuối, quảng cáo thuốc suốt ngày nói lên điều gì? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Thành cùng “lính” đang thực hiện hành vi xả bậy chất thải hầm cầu xuống khu đất - Ảnh: Cắt từ clip điều tra

Xe vệ sinh môi trường làm bậy mà Sở Tài nguyên và Môi trường vô can?

Như Tuổi Trẻ phản ánh, xung quanh loạt bài xe hút hầm cầu "làm láo ăn thật", nhiều bạn đọc tiếp tục lên tiếng, bạn đọc Nguyễn chia sẻ: "Cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã nói hộ tiếng nói của chúng tôi - những người đã từng bị lừa và ép để phải trả tiền hút hầm cầu theo cách "làm láo ăn thật". Chúng tôi mong các cơ quan chức năng hãy hành động để bảo vệ người dân"!

Tự nhận mình cũng là nạn nhân của những hành vi lừa lọc này, bạn đọc N.T.Hương Loan bổ sung: "Mình cũng là một trong những nạn nhân của cái trò lừa đảo này. Mong sớm có kết quả xử lý của các cơ quan có thẩm quyền. Cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã lên tiếng". 

Phân tích sâu hơn đồng thời quy trách nhiệm, bạn đọc Lê Văn Thuận viết: "Theo tôi được biết, Nhà nước có quy định, các xe kinh doanh vận tải, bao gồm xe tải, xe chở khách đều bắt buộc phải lắp đặt giám sát hành trình... Bên cạnh đó, đối với các đơn vị phát sinh hoặc chuyên chở các chất thải nói chung đều phải ký hợp đồng với các đơn vị xử lý chất thải... Vậy thì các đơn vị có chức năng quản lý môi trường mà nói không "nắm được" là khó chấp nhận".

Về ý này, bạn đọc Phuong hỏi: "Nếu người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ hút hầm cầu, phải làm thế nào để xác minh tính trung thực của cơ sở thi công? Cơ quan thẩm quyền nào chịu trách nhiệm về vấn đề này?".

Và theo phần lớn bạn đọc: "Tại sao chúng ta chỉ kêu gọi người dân cảnh giác tự bảo vệ mình, mà không có đề xuất cơ quan chức năng nào giải quyết vấn nạn?".

Câu hỏi này không ai khác Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phải trả lời thấu đáo, chứ không thể vô can!

Phản hồi 2-11: Văn nghệ sĩ, người nổi tiếng yếu đuối, quảng cáo thuốc suốt ngày nói lên điều gì? - Ảnh 3.

Đại biểu Bùi Hoài Sơn nêu vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trước những thông tin quảng cáo của người nổi tiếng - Ảnh: Quochoi.vn

"Giờ văn nghệ sĩ yếu đuối lắm, đi quảng cáo bán thuốc suốt ngày"

Sáng 2-11, Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - đại biểu Bùi Hoài Sơn (Hà Nội) cho rằng việc sửa đổi luật lần này cần khắc phục được những bất cập mà quy định cũ chưa thực sự đi vào cuộc sống.

"Như trong lĩnh vực văn hóa, tôi thấy văn nghệ sĩ yếu đuối lắm, ai cũng bị bệnh cả, đi quảng cáo bán thuốc suốt ngày, đau lưng, đau gối, đau đầu, cả yếu sinh lý nữa".

Cũng theo đại biểu này, thực ra đó là câu chuyện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vì họ là nhân vật nổi tiếng, ảnh hưởng, chi phối nhận thức, hành vi của người tiêu dùng, nên cần phải chấn chỉnh" - đại biểu Sơn nêu vấn đề.

Cho rằng nhận xét của đại biểu Quốc hội Bùi Văn Sơn đã nói lên được thực trạng hiện nay, bạn Huỳnh Thanh Song viết: "Giờ văn nghệ sĩ yếu đuối lắm, đi quảng cáo bán thuốc suốt ngày': Đồng chí phát biểu rất hay"!

Bổ sung, bạn đọc Hà Anh viết thêm: "Sáng ra thể dục tôi mang đài đi nghe tin thì đến 30 phút toàn quảng cáo thuốc phục hồi chức năng, đành tắt đài đi mở nhạc. Ti vi cũng vậy, đang thời sự chen vào quảng cáo đưa mấy lão nghệ sĩ nói lung tung, tôi tắt ti vi không muốn xem. Còn trên mạng thì rất buồn khi cả những thầy thuốc bệnh viện uy tín cũng đi quảng cáo bán thuốc tiểu đường, huyết áp nhăng cuội".

Thiết nghĩ Quốc hội cũng cần nên nghiên cứu nghiêm túc vấn đề này vì đây là sức khỏe của toàn dân, bạn đọc Truungvuu75 đề nghị: "Đại biểu nói quá đúng, giờ chỉ cần lướt cái điện thoai trên Facebook là thấy ngay, có ông, bà (nghệ sĩ) quảng cáo cho 5-7 loại thuốc mà còn khẳng định thuốc tốt vì mình đã uống rồi nữa chứ, trong khi chẳng có một chút gì về chuyên môn". 

Là người của công chúng, theo bạn, giới văn nghệ sĩ làm như vậy có vi phạm pháp luật?

Phản hồi 2-11: Văn nghệ sĩ, người nổi tiếng yếu đuối, quảng cáo thuốc suốt ngày nói lên điều gì? - Ảnh 5.

Cần cập nhật mức giảm trừ gia cảnh hằng năm để chia sẻ kịp thời gánh nặng tăng giá với người dân - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Thuế thu nhập cá nhân: Cần sòng phẳng với dân

Theo số liệu của Bộ Tài chính, 9 tháng đầu năm số thu thuế thu nhập cá nhân đã vượt kế hoạch cả năm với con số tuyệt đối 128.430 tỉ đồng. Đáng nói, số tiền thu từ thuế thu nhập cá nhân 9 tháng qua còn cao hơn số thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, phần lớn là đóng góp đều đặn từ người làm công ăn lương.

Cách đây 20 năm, người nộp thuế thu nhập cao đóng góp cho ngân sách chưa đến 1% tổng thu ngân sách. 

Còn năm năm trở lại đây, kể cả khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tổng tiền thuế thu nhập cá nhân hằng năm chiếm 8 - 10% tổng thu ngân sách. Chứng tỏ rằng đóng góp của người nộp thuế thu nhập cá nhân là rất lớn.

Thế nhưng, họ không được giảm trừ tiền học phí cho con, tiền khám chữa bệnh... 

Luật thuế thu nhập cá nhân quy định trường hợp chỉ số giá tiêu dùng biến động 20% so với thời điểm luật có hiệu lực hoặc thời điểm điều chỉnh mức gia cảnh gần nhất thì Chính phủ mới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ phù hợp với biến động của giá cả cho kỳ tính thuế tiếp theo.

Trong khi đó, ở nhiều nước, không chỉ học phí, viện phí, mà tiền trả góp mua xe, mua nhà, mua sắm trang thiết bị phục vụ đời sống... cũng được kê khai để khấu trừ thuế.

Vì sao có nghịch lý này và các phương thức giải quyết sao cho phù hợp với tình hình mới?

"Bài viết nói thay cho nguyện vọng của người dân. Mong báo Tuổi Trẻ tiếp tục loạt bài này để tác động tới quan điểm của các cấp lãnh đạo, hy vọng có thể thay đổi chính sách thuế thu nhập cá nhân phù hợp hơn cho người dân" - bạn đọc Liên viết.

Bổ sung cho ý này, bạn đọc Hoàng Dương Võ đề nghị: "Mong Chính phủ tăng mức tiền giảm trừ gia cảnh từ 4,4 triệu 1 người lên 6 triệu, tăng mức đóng thuế thu nhập cá nhân từ 11 triệu lên 15 triệu để người dân dễ dàng sống với mức thu nhập của mình". 

Theo bạn đọc này: "Giữa lúc bão giá, lạm phát tăng, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người có thu nhập thấp, do đó chỉ có cách điều chỉnh như vậy mới hợp lý".

Cụ thể hơn, bạn đọc An kiến nghị: "Luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản dưới luật cần phải sớm thay đổi các khoản khấu trừ: chi phí lãi vay mua nhà, xe, chi phí giảm trừ người phụ thuộc, giảm trừ gia cảnh phù hợp với giá cả từng thời kỳ... Nên sòng phẳng với người nộp thuế".

Rất mong Tổng cục Thuế có ý kiến trình Chính phủ về việc chỉnh sửa mức thu thuế thu nhập cá nhân sớm hiện nay cho phù hợp với thực tế cuộc sống đang diễn ra của người lao động, bạn đọc Thanh đề nghị: "Cần có chính sách thay đổi về mức thu khoản thuế thu nhập cá nhân của người lao động này sớm trong năm 2022". 

Theo đại đa số bạn đọc, hiện tiền lương không tăng, trong khi mọi thứ chi phí tăng quá mức, lại còn thu thuế giam của người lao động hơn năm mới giải quyết hoàn thuế, do đó "cần phải điều chỉnh cho hợp lý". 

Bạn quan tâm và muốn chia sẻ thêm điều gì? Theo bạn, thuế thu nhập cá nhân cần điều chỉnh sao cho hợp lý?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... mời bạn gởi đến PHẢN HỒI TRONG NGÀY qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết.


Thuế thu nhập cá nhân: Cần sòng phẳng với dân Thuế thu nhập cá nhân: Cần sòng phẳng với dân

TTO - Số thu từ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) vượt kế hoạch cả năm gần 9% chỉ sau chín tháng. Theo lẽ thường, số thuế nộp tăng chứng tỏ thu nhập của người nộp thuế tăng, đời sống đi lên nhưng thực tế chưa hẳn vậy.

TUỖI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp