08/06/2014 11:46 GMT+7

Phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn

 VÕ VĂN THÀNH - QUỐC THANH
 VÕ VĂN THÀNH - QUỐC THANH

TT - Ở nghị trường, ngày hôm qua nhiều đại biểu quốc hội cảnh báo chênh lệch giàu - nghèo có xu hướng gia tăng. Ngoài xã hội, PV Tuổi Trẻ ngồi bên những người nghèo ở TP.HCM, Đà Nẵng, Huế và nghe tiếng than thở chật vật lo cái ăn, cái mặc từ năm này qua năm nọ.

YppiuWf7.jpgPhóng to
Những chiếc siêu xe bmW, Bentley, Roll-Roys trị giá cả chục tỉ đồng xuất hiện ngày càng nhiều. Nhưng những người buôn thúng, bán bưng còn nhiều hơn - Ảnh: Thuận Thắng

Chính sách xóa đói giảm nghèo hiệu quả đến đâu? Câu hỏi này được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra khi Quốc hội dành trọn ngày làm việc 7-6 thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012.

Bà Trương Thị Mai, chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, khẳng định thành tựu giảm nghèo có thể thấy rõ ở cả chuẩn quốc gia và quốc tế. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2% năm 2010 xuống 9,6% năm 2012. Tuy nhiên, tỉ lệ nghèo giữa các vùng miền còn khoảng cách khá lớn. Theo bà Mai, chênh lệch giàu - nghèo có xu hướng gia tăng. Số liệu công bố mới nhất của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê cho thấy hệ số chênh lệch này đã tăng đều từ 8,1 (2002) lên 9,4 (2012).

“Bội thực chính sách”, không công bằng

Tỉ lệ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn cao. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50% số người nghèo cả nước. Năm 2012, các xã 135 tỉ lệ nghèo vẫn ở mức trên 40% và còn khoảng 900.000 hộ cận nghèo, thu nhập bình quân đầu người ở các xã này chỉ bằng khoảng 30% so với thu nhập chung khu vực nông thôn.

Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM) đánh giá xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng, nhưng lại chưa đồng đều và thiếu bền vững. Bà Trang cho rằng cần nhấn mạnh đến khâu xây dựng và thực thi chính sách, mặc dù các chính sách giảm nghèo được các địa phương đánh giá là phù hợp, nhưng chúng ta lại có quá nhiều chính sách, dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả tác động đến đối tượng thụ hưởng chưa cao. Sự “bội thực chính sách”, sự chồng chéo về nội dung, đối tượng, địa bàn hỗ trợ và kể cả sự thiếu phối hợp trong xây dựng, triển khai thực hiện chính sách thực tế đang là lực cản của việc tiến tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.

“Mổ xẻ” việc thực hiện chính sách giảm nghèo thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng việc thiết kế theo hướng mọi đối tượng nghèo đều được hỗ trợ như nhau đã làm hiệu quả đầu tư giảm đi rất nhiều, thậm chí phản tác dụng. Ông Vinh kể trước đây khi làm lãnh đạo địa phương, ông luôn nhận được phàn nàn từ người dân mà chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số rằng chính sách giảm nghèo không công bằng. “Không công bằng cái gì? Một bà lão gặp tôi nói tao già như thế này mà ngày nào tao cũng lên nương để lao động sản xuất. Gia đình tao chỉ có hơn gia đình bên cạnh một ít nhưng lại thuộc diện không được nghèo và không được hỗ trợ gì cả. Còn thằng kia nó trẻ như thế kia, suốt ngày đánh bida, suốt ngày nghiện hút thì thuộc diện nghèo và được cho rất nhiều, con học không mất tiền, khám chữa bệnh cũng không mất tiền. Thế là chúng mày khuyến khích cho bọn lười nó không đi lao động” - Bộ trưởng Vinh kể.

9nTtG1B4.jpgPhóng to
Hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng rộng trong xã hội. Trong ảnh: một người mua ve chai trên đường phố Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh

“Chạy” để được làm người nghèo

Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, đồng tiền bỏ ra cho chính sách giảm nghèo phải có động cơ và động lực, cần có điều kiện kèm theo chính sách hỗ trợ. Ông Vinh nói bây giờ tỉ lệ hộ nghèo ở nhiều nơi đã giảm, nhưng nhiều người mong muốn ở lại làm hộ nghèo, không muốn vươn lên, vì thoát nghèo thì không được hưởng chính sách, đó là điều vô lý. Do vậy cần có giải pháp tăng cường nhận thức cho người nghèo để họ có ý chí vươn lên thoát nghèo với sự hỗ trợ của Nhà nước.

Đồng cảm với thực trạng trên, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đề nghị cần có chính sách đặc biệt để đào tạo, nâng cao dân trí cho người nghèo để chính bản thân họ xóa đói giảm nghèo cho họ, chứ không ai làm thay được. Ông Phử còn đề xuất tới đây phải xây dựng bộ tiêu chí hộ nghèo chuẩn mực. Ông nhìn nhận vừa qua khi kiểm điểm lại thấy có nhiều nguyên nhân, trong đó có tình trạng ở cơ sở rất nể nang khi bình xét và công nhận hộ nghèo. Quan điểm của ông Phử là chính sách giảm nghèo chỉ nên hưởng một lần, trong khi thực tế hiện nay có nhiều hộ được địa phương cho hưởng chính sách cả ba giai đoạn, tức là mất 15 năm làm hộ nghèo trong khi những hộ cận nghèo thì không được hưởng chính sách gì, nhất là những hộ làm tốt vươn lên thoát nghèo. “Người ta xin được làm người nghèo là vì thế, thậm chí có người phải “chạy” để được làm người nghèo. Đây là những vấn đề không thể chấp nhận” - Bộ trưởng Giàng Seo Phử bức xúc.

Mặc dù từ năm 2005 đến nay chuẩn nghèo quốc gia đã thay đổi hai lần theo xu hướng tăng dần (năm 2005: 100.000 đồng và 150.000 đồng/tháng, năm 2006-2010: 200.000 đồng và 260.000 đồng/tháng, từ năm 2011: 400.000 đồng và 500.000 đồng/tháng), tuy nhiên đại biểu Lê Thị Yến (Phú Thọ) cho rằng chuẩn nghèo hiện nay là quá thấp, do chuẩn nghèo được ban hành và áp dụng cho cả một giai đoạn. Hằng năm không có sự điều chỉnh theo trượt giá, do đó mặc dù người nghèo đã thoát nghèo nhưng thực chất họ vẫn rất khó khăn.

 VÕ VĂN THÀNH - QUỐC THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp