18/11/2023 09:57 GMT+7

Phân bổ vốn giảm nghèo còn chậm, phân cấp phân quyền chưa rõ

"Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế ghi nhận là điểm sáng về công tác giảm nghèo và là quốc gia duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững", Thứ trưởng Lê Văn Thanh nêu rõ.

Người dân tộc ở vùng cao vẫn là nhóm có tỉ lệ nghèo cao và dễ bị tổn thương trước tác động của thiên tai, dịch bệnh và dễ tái nghèo  - Ảnh: GIA ĐOÀN

Người dân tộc ở vùng cao vẫn là nhóm có tỉ lệ nghèo cao và dễ bị tổn thương trước tác động của thiên tai, dịch bệnh và dễ tái nghèo - Ảnh: GIA ĐOÀN

Tại Hội nghị sơ kết ba năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, ngày 17-11, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho hay, chương trình góp phần thúc đẩy mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo 1 - 1,5%/năm. Tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm (riêng các huyện nghèo, giảm tỉ lệ nghèo từ 4 - 5%/năm).

Trong giai đoạn này, Quốc hội phê duyệt với tổng kinh phí tối thiểu là 75.000 tỉ đồng với 7 dự án thành phần, 11 tiểu dự án cụ thể. Trong đó, vốn ngân sách trung ương khoảng 48.000 tỉ đồng, còn lại huy động ngân sách địa phương và nguồn hợp pháp khác.

Bước đầu, tỉ lệ giảm nghèo hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Quốc hội, Chính phủ đề ra. Đặc biệt, đã có 10 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo thoát nghèo. Đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo, địa bàn "lõi nghèo" cải thiện, nâng cao.

"Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế ghi nhận là điểm sáng về công tác giảm nghèo và là quốc gia duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững", Thứ trưởng Lê Văn Thanh nêu rõ.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội bày tỏ chương trình còn tồn tại, khó khăn như ban hành văn bản phân bổ vốn còn chậm so với yêu cầu; công tác phối hợp liên ngành, địa phương chưa chủ động; phân cấp, phân quyền chưa rõ...

Huy động nguồn lực xã hội hóa cho công tác giảm nghèo còn hạn chế. Một số dự án triển khai còn chậm, manh mún, dàn trải. Kết quả giảm nghèo tuy đạt mục tiêu nhưng chưa bền vững do người dân dễ rơi vào tình trạng tái nghèo do thiên tai, khủng hoảng.

Theo ông Thanh, vừa qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về dự thảo nghị quyết với các giải pháp như cho phép kéo dài vốn kế hoạch năm 2022 của các chương trình chưa giải ngân hết năm 2023 kéo dài sang năm 2024.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục cùng các bên liên quan tổng hợp, báo cáo Chính phủ sửa đổi, đề xuất Quốc hội ban hành nghị quyết thí điểm giao quyền để địa phương thực hiện chính sách linh hoạt, hiệu quả.

Việt Nam là nước duy nhất ở châu Á giảm nghèo đa chiều bền vữngViệt Nam là nước duy nhất ở châu Á giảm nghèo đa chiều bền vững

'Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận là điểm sáng về công tác giảm nghèo và là quốc gia duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững'.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp