Khu nhà ven kênh Tẻ thuộc quận 7 TP.HCM - Ảnh TỰ TRUNG |
Khu nhà ven sông tại khu vực bến Phú Định quận 8 - Ảnh TỰ TRUNG |
Dự thảo bổ sung thêm một số công trình được xây dựng trong hành lang như nhà điều hành, nhà chờ, nhà vệ sinh khu giữ xe công cộng, du lịch đường thủy phục vụ kinh doanh.
Ngoài ra, một số công trình có thời hạn phục vụ triển lãm, khu vui chơi, giải trí ngoài trời, các điểm cà phê, các điểm kinh doanh phục vụ du lịch cũng được xây dựng trong hành lang này và phải tháo dỡ, không bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Tại hội nghị phản biện, ông Lê Kế Lâm đề nghị, Quy định nên có tầm nhìn dài, rộng hơn; “làm thế nào đó trả lại sự tự nhiên cho các sông, suối, kênh, rạch và hồ”. Tạo điều kiện cho dân xây dựng ở những chỗ cho phép nhưng không được tạo điều kiện lấn chiếm, hợp thức hóa.
TS Hồ Hữu Nhựt thì cho rằng, quy định trong dự thảo thực chất là làm cho các cơ quan chức năng dễ dàng trong quản lý, tuy nhiên lại chưa đề cập cụ thể đến những chế tài đối với các cơ quan chức năng, người thực thi công vụ làm sai.
Ông Lê Hoàng Minh - Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP - cho biết, hệ thống sông, kênh rạch của TP hiện nay có hơn 1.000 km, trong đó hơn 600km có chức năng đường thủy nội địa, còn lại thoát nước, nông nghiệp.
Ông Minh cũng nhìn nhận hiện nay, công tác quản lý hệ thống sông kênh rạch của TP chưa thống nhất. Về chất lượng nước của dòng sông, tuyến kênh rạch, ông Minh nêu thực trạng hiện nay theo quy hoạch của thành phố, có 12 hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý toàn bộ hệ thống nước thải.
Nhưng đến thời điểm này, TP chỉ có một nhà máy Bình Hưng được xây dựng với nguồn vốn vay. Hiện thành phố đang xây dựng nhà máy thứ hai là nhà máy xử lý nước thải lưu vực Thị Nghè. “Để xây dựng được các nhà máy xử lý nước thải, thành phố rất cần nguồn vốn, nguồn lực, hiện TP đang kêu gọi các nhà đầu tư làm”, ông Minh nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận