07/05/2016 07:57 GMT+7

Phản biện đến cùng dự án thủy điện, thủy lộ trên sông Hồng

TTO
TTO

TT - Theo phản hồi của hầu hết bạn đọc trên Tuổi Trẻ Online (TTO), có nhiều điều bất an về siêu dự án thủy lộ, thủy điện trên sông Hồng của Công ty TNHH Xuân Thiện (Ninh Bình), đặc biệt là vấn đề môi trường và an ninh quốc gia.

Tàu thuyền vận tải trên sông Hồng đoạn chảy qua cầu Thăng Long, Hà Nội - Ảnh: Hoài Linh

“Sông Hồng đoạn Lào Cai - Hà Nội dài khoảng trên 100km mà có năm bậc thang. Mỗi bậc tích nước sẽ có diện tích ngập nước rất lớn. Còn đâu rừng, đất trồng trọt và môi trường sinh thái?” - bạn đọc Phạm Đức đặt vấn đề.

“Làm thủy điện, đập dâng đầu tiên là mất đất, mất rừng, chưa kể ảnh hưởng đến hàng chục triệu dân sống tại châu thổ sông Hồng, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng bằng sông Hồng hằng năm mất cả trăm triệu tấn phù sa, ảnh hưởng cực kỳ xấu đến sản xuất nông nghiệp. Mùa khô cả sáu đập đều tích nước, mùa lũ cả sáu đập đều xả nước gây nguy hại cực lớn” - bạn đọc Lê Đình Quế phân tích.

Cũng theo bạn đọc, để đạt mục đích, các nhà đầu tư thường làm giảm nhẹ hay giấu đi hoặc đánh giá chưa hết tác động tiêu cực của dự án, chưa kể tác động của dự án đến an ninh quốc phòng.

Do đó cần công khai minh bạch, đưa ra dân trưng cầu ý kiến theo luật, mời các nhà khoa học có uy tín hàng đầu phản biện, “không thể cứ mấy bộ đồng tình là được”.

Nhiều bạn đọc thẳng thừng đòi loại bỏ dự án, vì hệ sinh thái cả vùng đồng bằng sông Hồng bị ảnh hưởng, “có khi đến cả nước uống cho thủ đô cũng không còn” (bạn đọc Binhluan1977).

Về giao thương hàng hóa, hàng Trung Quốc xuôi dòng sẽ ít chi phí - lợi nhiều, còn hàng Việt Nam ngược dòng sẽ tốn nhiều chi phí - lợi ít.

Ngoài ra khả năng thu hồi vốn không khả thi và đảm bảo (30% vốn tự có, 70% vốn vay thương mại); thủy điện nhỏ không đáp ứng nhu cầu điện đủ cho điện lưới quốc gia, gây lãng phí và tiêu cực tới các công trình hiện có trên sông Hồng...

“Ở Việt Nam đã có rất nhiều nhà máy thủy điện, trong đó không ít nhà máy thủy điện tác động xấu đến các con sông cũng như cuộc sống của người dân. Sông Hồng - sông Cái của Việt Nam là dòng sông đem lại phù sa cho cả đồng bằng Bắc bộ, liên quan trực tiếp đến sự sống còn của thủ đô Hà Nội. Vì thế, làm gì với sông Hồng cũng phải tính toán thật chặt chẽ. Theo tôi, tận dụng khả năng giao thông thủy là rất tốt, còn kết hợp làm thủy điện thì không nên” - bạn đọc Minh Sơn góp ý.

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp