12/11/2014 09:17 GMT+7

​Phải thành lập cơ quan quản lý vốn nhà nước

VIỄN SỰ
VIỄN SỰ

TT - Nhiều đại biểu Quốc hội đã kiến nghị vấn đề này trong phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh, sáng 11-11.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu

Trình bày báo cáo tiếp thu chỉnh lý dự án luật, ông Nguyễn Văn Giàu - chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho rằng việc nghiên cứu thành lập một cơ quan chuyên trách về quản lý và giám sát toàn bộ vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo được đột phá, thay đổi cơ bản trong việc quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, tách biệt chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp.

Tăng cường trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vì dự luật không quy định rõ nên các đại biểu vẫn tiếp tục kiến nghị. Đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) đề nghị phải thành lập một cơ quan ngang bộ để quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước. 

Cho ý kiến về tính dự báo của mô hình quản lý vốn nhà nước, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng trong tương lai phải có những tập đoàn lớn của Nhà nước báo cáo, trả lời chất vấn trước Quốc hội chứ không phải báo cáo cho Chính phủ.

Ông Lịch dẫn chứng một số nước đã thực hiện điều này như Úc với Tập đoàn Telstra hay Malaysia với Tập đoàn Petronas. “Chúng ta không nên tách quyền của Quốc hội ra khỏi vấn đề này và hãy xem đây là chuyện bình thường vì cổ đông của các tập đoàn này chính là cử tri, người dân cả nước” - ông Lịch nói.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề nghị cần ghi rõ trong luật là doanh nghiệp nhà nước “không đầu tư hoặc tiếp tục đầu tư” vào những ngành mà kinh tế tư nhân có đủ năng lực đáp ứng với chất lượng bằng hoặc cao hơn.

Ông Nghĩa giải thích sở dĩ phải có chữ “tiếp tục” là để tránh việc doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào một lĩnh vực ban đầu có thể cần thiết nhưng đến khi kinh tế tư nhân đảm đương được thì phải rút ra chứ không được tiếp tục nữa.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa còn kiến nghị phải “quy định rõ về bồi thường và hoàn trả”. Bởi nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường là điều rõ ràng. Nhưng với tài sản đã chiếm đoạt thì phải hoàn trả chứ không phải là bồi thường.

Vì gần đây chuyện của nhiều doanh nghiệp nhà nước chiếm các khu đất “vàng” không chịu trả. “Phải quy định rõ là hoàn trả chứ không thể quy ra tiền để bồi thường được” - đại biểu Nghĩa nói.

VIỄN SỰ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp