27/07/2007 19:00 GMT+7

Phải qui định kinh doanh vận tải là ngành nghề đặc biệt

TUẤN PHÙNG thực hiện
TUẤN PHÙNG thực hiện

TT - Bộ trưởng Bộ GTVT, chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Hồ Nghĩa Dũng đã nói như vậy khi trao đổi với báo giới tại hội nghị triển khai thực hiện nghị quyết 32 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông (TNGT) và ùn tắc giao thông.

AwTwz6JJ.jpgPhóng to
Ông Hồ Nghĩa Dũng, Ảnh: Tuấn Phùng
Nghe đọc nội dung toàn bài:

- TNGT xảy ra nhiều là do ý thức người tham gia giao thông còn yếu và quản lý nhà nước còn nhiều bất cập. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trong đó tốc độ tăng trưởng về vận tải 8-9%. Số phương tiện tham gia giao thông tăng vọt (xe máy tăng 12%). Trong khi đó ý thức người dân, quản lý nhà nước, hạ tầng chưa theo kịp.

* Có ý kiến cho rằng TNGT do ôtô khách gây ra thường xuyên trong thời gian gần đây có nguyên nhân từ khâu tổ chức vận tải?

3zx8CCmu.jpgPhóng to
Hai xe trong vụ tai nạn có tới bốn xe tông nhau trên quốc lộ 1A tại cầu Nam Đồng Ba Thìn (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) vào rạng sáng 2-7. Vụ tai nạn này làm hai người chết, hai người bị thương Ảnh: Phan Sông Ngân
- Ý kiến này hoàn toàn đúng. Có một thời gian vận tải hành khách bằng ôtô của chúng ta hoàn toàn bế tắc. Trong quá trình đổi mới, Luật doanh nghiệp ra đời, các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực vận tải đã góp phần giải tỏa được cung cầu trong vận chuyển hành khách. Nhưng trong lúc bung ra, chúng ta chưa quản lý chặt chẽ và chưa coi đây là một ngành nghề kinh doanh đặc biệt, chứ không như các loại hình kinh doanh khác. Cho nên về mặt quản lý nhà nước là bất cập trong cả quản lý phương tiện, quản lý người điều khiển phương tiện.

* Như vậy bao giờ mới quản lý kinh doanh vận tải như một ngành nghề kinh doanh đặc biệt, thưa Bộ trưởng?

- Sắp tới chúng tôi sẽ đề nghị sửa đổi nhiều nội dung trong Luật giao thông đường bộ có liên quan tới quản lý nhà nước về vận tải, các điều kiện hành nghề, quản lý lái xe cũng như việc đào tạo, sát hạch cấp bằng lái xe. Đặc biệt là lái xe vận tải hành khách bằng D, E. Còn đối với Luật doanh nghiệp, cần làm rõ hơn nữa điều kiện kinh doanh đặc biệt đối với ngành nghề như vận tải. Thời gian qua, Bộ GTVT cũng nhận ra được vấn đề này nhưng khi thực hiện thì vướng luật, không thể nào làm sai luật được. Ví dụ hiện nay qui định điều kiện của người lái xe chở người bằng D (dưới 30 chỗ) là 21 tuổi. Nhưng độ tuổi này nhiều thanh niên mới học ra, học hành chưa tới, tính cách bốc đồng. Vì vậy, phải qui định lái được bao nhiêu cây số, bao nhiêu năm mới được thi lên bằng.

* Dư luận quan tâm đến trách nhiệm của Cục Đường bộ trong việc xử lý “điểm đen” gây TNGT, đào tạo sát hạch lái xe. Bộ trưởng nghĩ thế nào?

- Thực tế gần đây anh em cũng có nhiều cố gắng xử lý kịp thời. Nhưng so với yêu cầu vẫn còn nhiều bất cập, có nhiều tai nạn lặp đi lặp lại ở một điểm, một tuyến đường... Chúng tôi đã có kế hoạch tăng cường cho Cục Đường bộ về trách nhiệm quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện vấn đề này. Vấn đề bây giờ bộ phải giám sát, kiểm tra mạnh, cương quyết xử lý nghiêm (kỷ luật, buộc thôi việc, hạ bậc lương) những người không thực hiện được nhiệm vụ.

- Ông Nguyễn Văn Khoa, tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp ôtô VN (Vinamotor), cho biết cuối năm 2007 Vinamotor sẽ ra mắt đội xe chạy đường dài tiêu chuẩn 200 chiếc trên tuyến Bắc Nam. Sẽ có một hệ thống dịch vụ được hình thành như các trạm nghỉ, bảo dưỡng theo tiêu chuẩn quốc tế...

- Theo qui định của Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN phải xác lập đủ hồ sơ xử lý các “điểm đen” trước ngày 30-11-2007; thống kê, đề xuất biện pháp xử lý các điểm đấu nối trái phép vào hệ thống quốc lộ; bổ sung các công trình phòng ngừa TNGT, lắp đặt thiết bị biển báo cảnh báo với các điểm giao cắt đường sắt trong tháng tám và chín năm nay. Quí 2-2008, phải trình Bộ GTVT ban hành mẫu giấy phép lái xe, qui định chuyển đổi giấy phép lái xe mới. Các qui định về tiêu chuẩn nghề đối với lái xe khách chuyên nghiệp, đề án nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của lái xe, qui định nâng cao chất lượng đào tạo lái xe cũng phải trình Bộ GTVT ban hành từ tháng 9-2007.

---------------------

Nghiêm cấm khoán doanh thu ở các doanh nghiệp vận tải

Tại hội nghị triển khai nghị quyết 32 của Chính phủ do Bộ GTVT tổ chức ngày 26-7, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã chỉ đạo các cơ quan quản lý vận tải phải nghiêm cấm hiện tượng khoán doanh thu ở các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải hành khách. Theo nhiều đại biểu, việc khoán doanh thu sẽ dẫn đến nạn tài xế chạy đua, tranh giành khách, quay vòng xe nhanh dễ dẫn đến TNGT.

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cũng đề ra mục tiêu giảm TNGT, đặc biệt là những vụ TNGT thảm khốc. Theo đó, thời gian tới Cục Đường bộ phải tập trung xóa các “điểm đen”, “cung đường đen” thường xuyên xảy ra TNGT theo tinh thần của nghị quyết. Các lực lượng thanh tra giao thông, đơn vị quản lý đường phải lập lại hành lang an toàn giao thông sau một thời gian lơi lỏng. Cùng với việc cải tạo hạ tầng, ngành giao thông phải tạo ra những doanh nghiệp lớn có vốn nhà nước làm nhiệm vụ chủ đạo thực hiện vận tải hành khách đường dài. Cục Đường bộ phải xem xét lại chính sách đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe và công tác quản lý lái xe hiện nay.

TUẤN PHÙNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp