03/06/2020 10:32 GMT+7

Phải phá bỏ bức tường bất công

Phó giáo sư STEVE URBANSKI (Đại học West Virginia) - BÌNH AN chuyển ngữ
Phó giáo sư STEVE URBANSKI (Đại học West Virginia) - BÌNH AN chuyển ngữ

TTO - 'Tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ giống như bụi trong không khí. Nó vô hình cho đến khi ánh nắng rọi vào. Sau đó bạn sẽ thấy bụi khắp nơi', cựu cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp Kareem Abdul-Jabbar viết trên báo New York Times.

Phải phá bỏ bức tường bất công - Ảnh 1.

Một họa sĩ vẽ lên tường bức tranh với dòng chữ “Tôi không thở được” ở Los Angeles cuối tuần trước để phản đối cái chết của George Floyd - Ảnh: AFP

Cảnh biểu tình xuất hiện tại gần như mọi thành phố lớn, từ New York, thủ đô Washington D.C, Atlanta cho tới Chicago, Oakland và Los Angeles. Hầu hết bắt đầu trong ôn hòa nhưng rồi nhanh chóng trở nên bạo lực, sau khi video cho thấy người đàn ông da màu George Floyd bị một cảnh sát Minneapolis đè đầu gối lên cổ đến chết được tung lên báo đài và mạng xã hội.

Sự chia rẽ to lớn giữa người da màu và da trắng ở Mỹ là một câu chuyện bi thảm mà mọi người đã quá quen thuộc.

Tuy nhiên, tình trạng bất ổn mới nhất lại mang sự khác biệt và có lẽ là độc nhất vô nhị bởi vì nó "hạ cánh trực tiếp ngay tại điểm giao nhau của sắc tộc và kinh tế". 

Nền kinh tế của nước Mỹ không chỉ bị đại dịch COVID-19 làm què quặt, mà còn rơi vào trạng thái tạm dừng trong hai tháng qua. Hơn 40 triệu người Mỹ lâm vào cảnh thất nghiệp do đại dịch, trong đó phần lớn là người Mỹ gốc Phi. Do đó, cơn thịnh nộ của họ trở nên lớn hơn và dễ bộc phát hơn.

Giống như cố mục sư người Mỹ gốc Phi Martin Luther King từng nói: "Bạo loạn chính là ngôn ngữ của những người không được người khác lắng nghe". Ngay lúc này tại Mỹ, những người không được người khác lắng nghe đã lớn tiếng và tiếng nói chung của họ phải được mọi người - da trắng, da màu, người giàu, kẻ nghèo, người có quyền thế và những kẻ không có quyền thế - lắng nghe.

Như một câu nói thường được nhắc trong đại dịch này: "Chúng ta cùng nhau đối diện tất cả". Nhưng khi đề cập đến quan hệ sắc tộc và sự bình đẳng ở nước Mỹ, những ý nghĩ như thế chỉ nhận lại lời nói đãi bôi. Cùng với dịch COVID-19, kết quả chính là việc dần tích tụ áp lực. Cái chết của Floyd là mồi lửa làm sôi sục cái vạc chứa những áp lực đó.

Giờ đây những gì đã diễn ra đang được đem ra mổ xẻ và giải thích, với chủ đề chung: tình trạng phân biệt chủng tộc. Như cựu cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp Kareem Abdul-Jabbar viết trên báo New York Times tuần trước: "Tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ giống như bụi trong không khí. Nó vô hình cho đến khi ánh nắng rọi vào. Sau đó bạn sẽ thấy bụi khắp nơi".

Bạo lực không phải là kết quả cuối cùng của một cuộc biểu tình và bạo loạn cũng không phải như vậy. Tuy nhiên, khi nói đến quan hệ sắc tộc ở Mỹ, sự thay đổi phải gắn với lợi ích. Sự đa dạng phải có nhiều giá trị và việc tạo được những môi trường làm việc, đa dạng phải là một đòi hỏi ở khắp mọi nơi, chứ không chỉ trong một vài tổ chức.

Sự đa dạng phải được dạy trong các trường học và quan trọng hơn ngay tại các gia đình, để không chỉ sự đa dạng mà sự công bằng và bình đẳng cũng được trao.

Những thay đổi này vốn không dễ vì xã hội chúng ta (và phần nhiều văn hóa Mỹ) đã bị bao bọc trong hàng trăm năm lịch sử phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, nếu những bức tường bất công đó không bị phá bỏ, nước Mỹ sẽ lại chứng kiến thêm nhiều George Floyd chết vô nghĩa và "thêm nhiều đường chân trời ở các thành phố bị che phủ bởi khói mù từ những ý định tốt đẹp chung của chúng ta".

Bạo lực và cướp bóc lan rộng tại Mỹ Bạo lực và cướp bóc lan rộng tại Mỹ

TTO - Bạo lực và cướp bóc lan rộng ra nhiều thành phố của Mỹ ngày 2-6 trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump bị chỉ trích gay gắt vì cách phản ứng bằng vũ lực với những người biểu tình.

Phó giáo sư STEVE URBANSKI (Đại học West Virginia) - BÌNH AN chuyển ngữ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp