19/05/2018 16:11 GMT+7

Phải làm mực thước cho người ta bắt chước...

PGS.TS LÝ VIỆT QUANG (Phó viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, và các lãnh tụ của Đảng) - NGỌC HÀ ghi
PGS.TS LÝ VIỆT QUANG (Phó viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, và các lãnh tụ của Đảng) - NGỌC HÀ ghi

TTO - Thực đơn phổ biến trong mỗi bữa ăn chỉ gồm cơm, canh, một món mặn. Trang phục thường nhật mỗi ngày chỉ là bộ quần áo kaki cũ và đôi dép cao su ... Ai có thể tưởng tượng cuộc sống của một vị lãnh tụ lại thanh đạm đến thế!

Phải làm mực thước cho người ta bắt chước... - Ảnh 1.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nhà sàn ở chiến khu Việt Bắc, năm 1948

Là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, nhưng lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng giản dị. Ở đỉnh cao quyền lực, nhưng Người không để cho quyền lực chi phối.

Bây giờ, khi đến thăm khu di tích Phủ chủ tịch, mọi người vẫn thấy chiếc xe Pobeda của Nga. Đó là chiếc xe đã gắn bó hàng chục năm với Bác. Xe dùng nhiều, dùng lâu cũng xuống cấp, nên có ý kiến đề nghị thay chiếc xe mới cho Bác đi. Nhưng Bác kiên quyết từ chối vì cho rằng trong điều kiện đất nước khó khăn, thì xe dù cũ vẫn dùng được vì "nó chưa hỏng".

Năm 1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước phải cùng lúc chống chọi với ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Để góp sức diệt giặc đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào cả nước "cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa", rồi đem gạo đó để cứu dân nghèo.

Một lần, Bác được mời chiêu đãi ngoại giao đúng bữa nhịn ăn để góp gạo cứu đói. Ngay hôm sau, Bác lại tự "nhịn ăn một bữa" để bù vào bữa tiệc không thể chối từ theo nghi thức ngoại giao trước đó. Bác Hồ đã nêu tấm gương "nói được, làm được", tự thực hành trước trong chính những phong trào do Người phát động.

Trong dòng chảy văn hóa phương Đông, dân tộc ta luôn coi trọng vấn đề đạo đức. Trong đạo đức, lại rất chú trọng vai trò của nêu gương. Bác Hồ cũng từng nói điểm khác biệt của "đạo đức cũ" và "đạo đức mới" chính ở điểm này. Thực tế, "đạo đức cũ" của chế độ cũ cũng đưa ra nhiều yêu cầu tốt đẹp, như "công, dung, ngôn, hạnh" ở người phụ nữ, như "nhân, lễ, nghĩa, trí, tín" ở người quân tử... Nhưng điểm khác biệt là nói thế nhưng không làm thế, chỉ đề ra để buộc người dân làm, trói buộc người dân.

Còn với đạo đức mới, đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ lãnh đạo phải đi đầu làm gương. Người nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền"; "Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước"...

Ngày nay, có người cực đoan cho rằng cán bộ bây giờ khác xưa nhiều quá, chỉ chạy đua theo quyền lực, cuốn vào quyền lực để có cuộc sống xa hoa, nhà cửa, đồ dùng tráng lệ. Song thực tế, chúng ta vẫn có rất nhiều cán bộ mẫu mực, giản dị, gần gũi nhân dân.

Nhưng đúng là bên cạnh đó, cũng có những "con sâu làm rầu nồi canh", đặc biệt là cấp cơ sở, thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, nhưng lại quan liêu, hách dịch, coi thường quần chúng nhân dân. Điều đó gây bất bình trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước.

Tất nhiên, trong bối cảnh hiện tại, không phải cứ thấy Bác đi dép cao su thì lãnh đạo hôm nay cũng bắt chước đi dép cao su. Chúng ta học tinh thần giản dị của Người, chứ không phải bắt chước một cách máy móc. Bởi sự giản dị đó phải xuất phát từ tấm lòng trong sáng, vì nước, vì dân...

Nhà sàn lộng gió chứng kiến cuộc đời thanh bạch của Hồ Chủ tịch

TTO - Ngày 17-5-1958, hai ngày trước dịp sinh nhật lần thứ 68, ngôi nhà sàn dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên Phủ chủ tịch được hoàn thành. Đây được xem như món quà sinh nhật ý nghĩa đối với Người.

PGS.TS LÝ VIỆT QUANG (Phó viện trưởng Viện Hồ Chí Minh, và các lãnh tụ của Đảng) - NGỌC HÀ ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp