30/12/2020 17:34 GMT+7

'Phải làm cảng ra cảng, tập trung Hải Phòng, Cái Mép mang tầm cỡ quốc tế'

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO - Gợi ý đó được thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật đặt ra tại hội thảo cho ý kiến về báo cáo cuối kỳ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra chiều 30-12.

Phải làm cảng ra cảng, tập trung Hải Phòng, Cái Mép mang tầm cỡ quốc tế  - Ảnh 1.

Ưu tiên phát triển các cảng biển, cụm cảng biển trọng điểm - Ảnh: TIẾN THẮNG

Theo Bộ Giao thông vận tải, tính đến hết năm 2019 nước ta có 34 cảng biển, 588 cầu cảng với 96.275m bến, tổng lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 664,6 triệu tấn. 

Cơ bản số lượng cảng, cầu cảng và hàng hóa thông qua cảng biển đã đạt được mục tiêu theo quy hoạch đến năm 2020.

Tuy nhiên, hệ thống cảng biển đang có những tồn tại, bất cập như: chưa đồng bộ giữa quy hoạch cảng biển với quy hoạch xây dựng của địa phương và các ngành công nghiệp khác. Một số bến cảng thuộc các cảng tổng hợp địa phương có kết cấu hạ tầng, trang thiết bị bốc xếp lạc hậu, năng suất thấp, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thị trường hàng hải khu vực.

Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý, thực hiện quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cảng tại Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, hàng hóa thông qua cảng khoảng từ 1,14 tỉ đến 1,42 tỉ tấn/năm; hành khách khoảng từ 10,1 đến 10,3 triệu lượt khách/năm. Đến năm 2050, hàng hóa qua cảng biển đạt khoảng từ 2,8 tỉ đến 3,3 tỉ tấn/năm; hành khách khoảng từ 14,4 đến 15,1 triệu lượt/năm.

Để thực hiện mục tiêu đó, cần ưu tiên phát triển các cảng biển, cụm cảng biển trọng điểm có tính chất động lực, gồm: Cảng cửa ngõ quốc tế kết hợp trung chuyển quốc tế tại Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu; cảng cửa ngõ quốc tế tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tiếp nhận được tàu trọng tải lớn phù hợp xu thế phát triển đội tàu biển thế giới… Đưa ra danh mục đầu tư nâng cấp luồng tuyến, đường kết nối cảng biển theo thứ tự ưu tiên.

Tổng kinh phí để phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030 ước tính khoảng 150 đến 200 ngàn tỉ đồng (không bao gồm kinh phí đầu tư đối với các bến cảng, cầu cảng chuyên dùng); trong đó kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển dự kiến khoảng 35 đến 40 ngàn tỉ đồng.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật đề nghị rà lại quy hoạch tổng thể cảng biển cho phù hợp, rút kinh nghiệm 20 năm phát triển cảng biển để làm tốt hơn. Trong đó, khắc phục những hạn chế mà quy hoạch trước đây không có. 

"Phải quy hoạch rõ đâu là cảng container, hàng rời để đầu tư phương tiện, thiết bị phù hợp. Phải làm cảng ra cảng, tập trung vào Hải Phòng, Cái Mép để có những cảng quy mô, tầm cỡ quốc tế"- ông Nhật gợi ý.

Nhà đầu tư châu Âu muốn rót 1 tỉ USD vào dự án logistics cảng biển Nhà đầu tư châu Âu muốn rót 1 tỉ USD vào dự án logistics cảng biển

TTO - Tại buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các nhà đầu tư của Liên minh châu Âu bày tỏ mong muốn đầu tư dự án logistics cảng biển trị giá gần 1 tỉ USD ở Việt Nam.

TUẤN PHÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp