24/09/2020 08:11 GMT+7

Phải chặt đứt đường dây nguy hại

N.TRÍ - N.AN ghi
N.TRÍ - N.AN ghi

TTO - Trước thực tế rác thải có nguồn gốc nguy hại từ y tế, thậm chí là từ sản xuất hoặc hàng kém chất lượng được "phù phép" xuất hiện ngày càng nhiều với số lượng lớn, các cơ quan chức năng nói gì?

Phải chặt đứt đường dây nguy hại - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng tạm giữ lượng găng tay, khẩu trang y tế “khổng lồ” đã qua sử dụng, không rõ nguồn gốc sau khi phá đường dây thu gom, tái chế mặt hàng trên tại Hà Nội và Hòa Bình - Ảnh: Tổng cục QLTT

Tốn nhiều thời gian để giám định sản phẩm

Đối với các sản phẩm nhái, giả, để có cơ sở xác định vi phạm, khởi tố..., cơ quan chức năng cần đi giám định chất lượng từ các tổ chức được Nhà nước quy định hoặc công ty có sản phẩm bị làm nhái, giả.

Tuy vậy, hiện nay nhiều vụ việc, việc giám định sản phẩm kéo dài hàng tháng, thậm chí cả năm do tuân thủ nhiều quy định, giai đoạn, nhu cầu giám định lớn nhưng tổ chức giám định hạn chế làm ảnh hưởng đến tiến độ điều tra và xét xử các vụ án.

Đại diện Cục Quản lý thị trường Bình Dương

Cần tăng mạnh mức chế tài

Các vụ án làm nhái, giả, sản xuất kinh doanh hàng kém chất lượng mang lại lợi nhuận rất lớn và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân nhưng việc khởi tố hiện nay chiếm tỉ lệ rất thấp. Theo đó, phần lớn các vi phạm chỉ phạt hành chính mức từ vài triệu đến vài chục triệu mỗi vụ và tiêu hủy hàng vi phạm nên chưa đủ tính răn đe. Vì thế, cần phải tăng mạnh mức phạt hành chính, điều kiện để khởi tố các vụ án cần được nới lỏng hơn.

Đại diện Cục Quản lý thị trường TP.HCM

Yêu cầu làm rõ

Các vụ việc mà lực lượng quản lý thị trường bắt giữ với số lượng lớn găng tay y tế, khẩu trang và gần đây là bao cao su số lượng lớn... là cảnh báo. Bởi để thu gom, tập kết số lượng lớn không thể một số cá nhân làm được mà phải có tổ chức, đường dây. Đây vừa là sản phẩm dân dụng, nhưng cũng được sử dụng ở những nơi đặc thù như bệnh viện, cơ sở sản xuất (với găng tay). Vì vậy, nếu được thải ra thì sẽ là rác thải y tế hoặc rác thải ở các cơ sở môi trường thu gom, xử lý chế biến rác thải.

Nhiều vụ việc bị kiểm tra, thu giữ gần đây cũng cho thấy đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, đặt câu hỏi là nguồn rác thải này xuất phát từ đâu, hệ thống thu gom như thế nào, có hay không có sự bắt tay giữa các cơ sở y tế, xử lý chất thải y tế, môi trường... Đây là vấn đề cần làm rõ và cảnh báo.

Ông Phạm Ngọc Hùng (phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển)

Phạt tù từ 7 - 15 năm

Theo Bộ luật hình sự năm 2015, trường hợp cá nhân phạm tội, với giá trị hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên; thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên, thì khung hình phạt là từ 7 - 15 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Luật sư Phan Thị Việt Thu (chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM)

Bao cao su tái chế nguy hiểm ra sao? Bao cao su tái chế nguy hiểm ra sao?

TTO - Việc dùng phải bao cao su tái chế có thể làm tăng lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục, dị ứng, tăng nguy cơ mang thai ngoài ý muốn…

N.TRÍ - N.AN ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp