Trong khi dư luận đều bức xúc thì Bộ GTVT tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình bằng cách cho rằng các mức phí đều phù hợp. Xin tạm kết thúc loạt bài này bằng đề xuất cần phải luật hóa việc thu phí.
Phóng to |
Ông Nguyễn Ngọc Đông - Ảnh: TUẤN PHÙNG |
Hiện nay, vấn đề về phí và lệ phí là đề tài nóng mà dư luận rất quan tâm vì ảnh hưởng nhiều tới quyền lợi của người dân. Loạt bài về “loạn” phí giao thông đã nêu ra được rất nhiều bất cập trong việc thu các loại phí giao thông như phí chồng phí, quá nhiều trạm thu phí san sát nhau không đảm bảo khoảng cách giữa hai trạm thu phí tối thiểu phải từ 70km trở lên hoặc dù không sử dụng đường nhưng vẫn phải đóng phí...
Pháp lệnh phí và lệ phí có quy định: hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu phí, lệ phí, được phân cấp do ủy ban nhân dân cùng cấp trình lên. Như vậy, tùy theo nhận định của từng cấp đơn vị hành chính mà mỗi nơi sẽ quy định các loại phí theo các cách khác nhau làm việc quyết định loại phí, mức phí, cách thức tổ chức thu, nộp, quản lý, sử dụng không đồng bộ, chồng chéo lên nhau. Hoặc các văn bản quy định một đường nhưng thực tế lại làm một nẻo nhưng không thấy các cơ quan ban ngành đưa ra giải pháp để xử lý. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát đối với việc tổ chức thu phí, quản lý sử dụng các loại phí này của các tổ chức, cá nhân được quyền thu phí còn lỏng lẻo.
Những điều trên cho thấy có sự không đồng bộ, không thống nhất và chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật, hoặc văn bản pháp luật được ban hành nhưng lại không được thực thi trên thực tế do không có cơ chế đảm bảo thực hiện, cụ thể ở đây là các văn bản liên quan đến vấn đề phí và lệ phí. Do vậy theo tôi, cần xây dựng một đạo luật riêng về phí, lệ phí để thống nhất và chuẩn hóa, khắc phục các bất cập nêu trên, tránh tình trạng người dân cứ hoa cả mắt lên vì lâu lâu lại có thêm một loại phí, lệ phí mới trút xuống họ.
Trong khi chờ đợi xây dựng một đạo luật riêng về phí, lệ phí, cũng rất cần sửa pháp lệnh để giải tỏa kịp thời những bức xúc cho người dân.
Thứ trưởng bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông: Phí như vậy là phù hợp Bên lề hội nghị về công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ngày 23-3, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông đã trao đổi với báo chí một số vấn đề liên quan đến phí bảo trì đường bộ và phí hạn chế phương tiện mà Bộ GTVT đang đề xuất. Ông Đông cho biết: - Chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện nghị định quỹ bảo trì đường bộ và đang lấy ý kiến các cục, vụ liên quan của Bộ GTVT trước khi chuyển sang Bộ Tài chính để thống nhất và phấn đấu ban hành, cũng như thành lập hội đồng quản lý quỹ trước thời gian nghị định có hiệu lực vào ngày 1-6. * VTC: Thưa ông, Hiệp hội Vận tải kiến nghị nên coi taxi là phương tiện công cộng chứ không phải phương tiện cá nhân. Trong bối cảnh xăng dầu tăng giá, người dân và doanh nghiệp vận tải chịu nhiều sức ép nên phí bảo trì và phí hạn chế phương tiện đang đề xuất là gánh nặng? - Các phương tiện đi lại trên đường được xác định là đối tượng thu phí bảo trì đường bộ, trừ những xe đặc thù của quân đội nên taxi và các phương tiện vận tải khác sẽ không được miễn trừ. Việc ban hành nghị định rơi vào thời điểm này cũng không phải nhạy cảm lắm vì không ảnh hưởng lớn, không xáo trộn. Trong đề án quỹ bảo trì đường bộ xác định phí đó chiếm tỉ trọng rất thấp so với cước phí vận tải. Với xe máy thu 100.000 đồng trong một năm bằng 5 lít xăng, tiết kiệm đi lại trong vòng hơn 100km là đạt được. Mức phí cho các xe khác cũng không phải cao lắm. * Tuổi Trẻ: Đóng quỹ bảo trì để đường sá tốt hơn, nhưng Hiệp hội Vận tải mong lùi thời hạn thực hiện và giảm mức phí, Bộ GTVT có xem xét giảm không? - Việc lùi thời hạn thực hiện phải xem điều kiện thực tế. Còn mức phí bảo trì vẫn cơ bản dựa trên mức trong đề án quỹ bảo trì vì đã có sự so sánh đánh giá, phân tích giữa VN, khu vực và điều kiện, thu nhập của người VN nói chung. * VietNamNet: Thu qua đầu phương tiện không công bằng khi xe đi nhiều đi ít phải đóng phí như nhau? - Đúng là khi một xe vận tải lăn bánh đều một tháng trên 2.000km thì mức phí có khi sẽ thấp hơn với xe chỉ chạy vài trăm kilômet/tháng. Nhưng chúng tôi tính toán trên cơ sở trung bình. Nếu thu qua xăng dầu để công bằng thì có thể chỉ với phương tiện giao thông, còn người đánh cá, nông nghiệp sử dụng xăng dầu lại có bất cập. Tôi cho rằng có cái mình chưa thể giải quyết hết được. Các nước hiện đại như Nhật Bản cũng thu theo đầu phương tiện và trọng lượng xe. * Tuổi Trẻ: Bộ GTVT và Bộ Tài chính có thể phối hợp để hoàn phí cho những người sử dụng xăng dầu không tham gia giao thông đường bộ? - Vấn đề là có số liệu đâu để bù cho ngành đấy hoặc phương thức bù thế nào. Đó cũng là bài toán phức tạp. Như đánh cá đi đường thủy thì biết bù bao nhiêu. Cho nên lấy mức phí ở mức chấp nhận được theo mức trung bình một xe con đi khoảng 1.500km/tháng để thu theo đầu phương tiện. Cái này các chuyên gia nước ngoài đánh giá cũng khá phù hợp. * Tuổi Trẻ: Với phí hạn chế phương tiện cá nhân đang được đề xuất khiến người dân phải đóng nhiều phí quá, Bộ GTVT giải thích thế nào? - Bộ GTVT đã trình Chính phủ và tiếp tục giải thích. Khi các cơ quan có yêu cầu sẽ tiếp tục cung cấp các thông tin và cơ sở. * Tuổi Trẻ: Vậy mức phí đề xuất từ 20-50 triệu đồng với ôtô dưới chín chỗ và 500.000-1 triệu đồng với xe máy được dựa trên cơ sở nào, thưa ông, nhiều người dân mong giải thích? - Cái này cũng dựa trên cơ sở kinh nghiệm của các nước. * Tuổi Trẻ: Nhưng nhiều ý kiến cho rằng so sánh với các nước là khập khiễng vì người trung lưu ở VN có khi mức sống bằng người nghèo ở nước khác? - Tức là khi so sánh cũng so sánh với cái tương đồng, như GDP là một cái mốc để mình so sánh chứ không chỉ so sánh thuần túy. Ví dụ phí đường cao tốc ở Trung Quốc 1 nhân dân tệ/km nhưng GDP của họ gấp mấy lần ta. Khi so sánh ta đưa về tương đối một mặt bằng để thấy cao so với thu nhập trung bình của người dân hay thấp với cái gì, nếu so tuyệt đối thì chưa phản ánh hết tất cả. * Tuổi Trẻ: Thưa ông, các khoản thu phí bảo trì của người dân sẽ được minh bạch thế nào? - Đây là một nội dung chúng tôi đang bàn, trong thông tư hướng dẫn thì ngay khâu kế hoạch sẽ có hội đồng quản lý quỹ có thành phần có tính chất phi chính phủ như Phòng Thương mại công nghiệp VN, dưới địa phương cũng có những đơn vị trung gian đại diện cho người dân nói chung. Phải có công khai về kế hoạch sử dụng bao nhiêu tiền dùng vào dự án nào. * VietNamNet: Khi người dân nộp phí, Bộ GTVT có khẳng định chất lượng đường tốt hơn? - Khi người dân đóng phí thì chất lượng đường dần dần được tốt hơn. Cái này không phải tức thời ngay vì đoạn đường được đầu tư dần dần thì sẽ tốt dần lên. Bộ GTVT sẽ đổi mới toàn diện trong quản lý duy tu đường bộ, từ giao kế hoạch chuyển sang đặt hàng, đấu thầu, tiêu chí sẽ được thể hiện khi nghiệm thu như đường bằng phẳng, không có ổ gà... Chúng tôi đang phải sửa xong các văn bản pháp lý và định mức để đưa ra các tiêu chí. * Tuổi Trẻ: Dự kiến thu phí bao lâu thì có bước chuyển. Bộ GTVT kiểm soát xe quá tải thế nào để tiền đóng phí bảo trì đường bộ không vô ích, thưa ông? - Hằng năm dần dần sẽ có bước chuyển bằng kilômet được sửa chữa bảo trì dài hơn trước kia. Dần dần tiến tới các tiêu chí độ bằng phẳng tốt hơn. Đúng là phải kiểm soát tải trọng xe, chúng tôi sẽ làm đồng bộ. Đề án kiểm soát tải trọng xe đang được Bộ GTVT gửi các địa phương và bộ ngành để lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Kỳ 1: Kỳ 2: Kỳ 3: Kỳ 4:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận