Phóng to |
Một mảng rừng phòng hộ đầu nguồn đã bị phá để làm rẫy trồng đậu - Ảnh: Lê Cường |
Tại rừng phòng hộ đầu nguồn khu vực khe Chapo, đỉnh Ba Xoa, đồi Trại 1... hàng loạt cây gỗ lớn như chò đen, trám sữa, ươi, đào, chua... đã bị đốn hạ chỉ còn trơ lại gốc. Nhiều gốc cây lớn có đường kính 50-60cm. Tại khu vực khe Chapo (người địa phương gọi là đồi Ông Dương), nhiều cây với đường kính bằng hai người ôm, đã bị vứt bỏ lại sau khi bị đốn hạ do rỗng ruột. Hàng loạt cây gỗ nhỏ ở đây cũng đã bị chặt hạ để làm đường vận chuyển. Nhiều vạt rừng bên sườn đồi bị người dân đốt bỏ để trồng cây keo, cao su, sắn... Ở đồi Trại 1, hàng chục phách gỗ đã cắt xẻ cũng bị bỏ lại, bên cạnh là các cây gỗ bị đốn hạ nằm ngang dọc trên sườn núi.
"Quần thể sinh thái rừng Hương Sơn là rừng phòng hộ đầu nguồn, rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, duy trì nguồn nước cho vùng hạ lưu. Hiện tại rừng tự nhiên ở đây đã bị khai thác nhiều, các loài cây có giá trị như chò, lim, nghiến trắng, sến... đang bị tận diệt" |
Việc vận chuyển gỗ ra khỏi rừng rất công khai, tạo thành một con đường mòn xuyên rừng Hương Sơn. Tuy nhiên, khi trao đổi về vấn đề này, ông Mai Văn Tâm, hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Nam Đông, cho rằng do UBND xã Hương Sơn là đơn vị chủ rừng nên hạt kiểm lâm chỉ có nhiệm vụ tham mưu việc quản lý rừng; mặt khác, do lực lượng mỏng nên hạt cũng chỉ thường xuyên đi thị sát và đánh giá về rừng ở Hương Sơn mà thôi.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, trưởng phòng bảo vệ rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế, nói chủ rừng (UBND xã Hương Sơn) phải chịu trách nhiệm chính trong việc để rừng phòng hộ đầu nguồn bị chặt phá. Tuy nhiên, do Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông không nắm rõ tình hình nên đã dẫn đến việc rừng bị phá trong một thời gian dài. Vì vậy, kiểm lâm trên địa bàn cũng phải chịu một phần trách nhiệm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận