19/09/2014 08:20 GMT+7

​Phá rừng chờ lũ

TẤN VŨ
TẤN VŨ

TT - Việc khai thác rầm rộ gỗ, tập kết giữa núi rừng Quảng Nam diễn ra trong một thời gian dài nhưng chính quyền và các cơ quan chức năng không hay biết...

Hơn 250 phách gồm nhiều loại gỗ quý như lim, gõ, chò... vừa được phát hiện đang tập kết ở sát các khe nước thượng nguồn sông Thu Bồn để chuyển về xuôi theo nước lũ đầu mùa - Ảnh: Tấn Vũ
Hơn 250 phách gồm nhiều loại gỗ quý như lim, gõ, chò... vừa được phát hiện đang tập kết ở sát các khe nước thượng nguồn sông Thu Bồn để chuyển về xuôi theo nước lũ đầu mùa - Ảnh: Tấn Vũ

Một khối lượng gỗ khổng lồ đến 257 phách vừa được phát hiện nằm la liệt khắp các khe suối ở thượng nguồn sông Thu Bồn (thuộc xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn, Quảng Nam) chờ chuyển về xuôi theo đường nước lũ. 

Việc khai thác rầm rộ gỗ, tập kết giữa núi rừng diễn ra trong một thời gian dài nhưng chính quyền và các cơ quan chức năng không hay biết...

Phản gõ, lim ở đây cỡ nào cũng có, càng to càng đắt giá. Giá một bộ phản lim trung bình từ 20-24 triệu đồng, nhưng khi bao vận chuyển đến Đà Nẵng thì giá tăng lên gấp rưỡi. Giá bộ phản gõ rẻ hơn: 16 triệu đồng, đến Đà Nẵng 24 triệu đồng 
N.V.Năm (một người dân địa phương) 

Gỗ ngổn ngang

Phải mất hơn bốn giờ đi xe ôm và một buổi đường lội bộ giữa rừng chúng tôi mới đến được khu vực khe Mây (vùng giáp ranh giữa hai huyện Phước Sơn và Nông Sơn). Và phải cải trang thành những chuyên viên địa chất chúng tôi mới qua mặt được cánh xe ôm ở khe Sé (xã Quế Lâm, Nông Sơn) nhận lời chở vào rừng.

Một tài xế xe ôm tiết lộ: “Nếu là phóng viên, có đeo máy ảnh, máy quay tụi tôi ăn vàng cũng không dám chở. Chở vào các anh cũng không có đường ra, tụi tôi coi chừng bị mất mạng”.

Khe Mây là cánh rừng rậm rạp, tuy nhiên đường vào đây đều nhẵn ra bởi các vết trâu kéo gỗ. Ven đường những chiếc xe máy không biển số dựng thành hàng dọc, đó là loại xe chuyên dụng của những đội quân khai thác gỗ chuyên nghiệp.

Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những căn chòi lợp tôn, những mái lá và những căn lều tạm do đội quân khai thác gỗ dựng lên ven suối.

Càng đi về phía thượng nguồn chúng tôi càng thấy nhiều gỗ nằm dọc ngang dưới suối. Gỗ đã được xẻ thành từng phách, mỗi phách từ 0,2-0,3m3.

Nhiều phách gỗ chất cao như đến mái nhà mà thoạt nhìn tưởng đây là công xưởng xẻ gỗ ở một cảng biển chờ xuất khẩu. Đủ loại gỗ từ nhóm 1 đến nhóm 7, trong số đó có nhiều loại gỗ quý như lim, gõ, huỷnh, xoan đào, chò nâu, chò chỉ...

Có những đống gỗ chúng tôi đếm được không dưới 90 phách, có những đống khác từ 10-20 phách nằm san sát bên nhau. Đa số gỗ ở đây đã rọc phách sẵn, chỉ cần gia công nhẹ là thành các tấm phản để chở về xuôi tiêu thụ.

Một người dân ở đây cho hay khi nước khe Mây dâng cao ngang bụng là lúc gỗ được chuyển đi. Gỗ được kết thành bè, kẹp những ruột bánh xe hơi bơm căng tròn vào thì người chỉ cần bơi theo, hoặc chống sào là có thể đưa gỗ theo con nước về xuôi.

Cơ quan chức năng nói gì?

Hôm chúng tôi vào rừng gặp từng đoàn xe ben chở gỗ rầm rập về xuôi. Một tài xế cho biết sau khi kiểm lâm phát hiện thì chính quyền huyện Nông Sơn cho phép vận chuyển gỗ này về để tận thu.

Một lực lượng liên ngành gồm công an, kiểm lâm cũng được chốt chặn ở ngay ngã ba khe Mây để bảo vệ lượng gỗ vừa được phát hiện này.

Có mặt tại hiện trường, kiểm lâm viên Lê Trung Thọ, phụ trách thanh tra - pháp chế Hạt kiểm lâm huyện Nông Sơn, cho biết toàn bộ số gỗ trên được phát hiện cách đây gần 10 ngày. Kiểm lâm và cơ quan chức năng đã đi đến tận các cội cây bị chặt phá.

Sau khi bấm tọa độ thì kiểm lâm phát hiện số gỗ này nằm ở địa phận huyện Phước Sơn. “Chúng tôi hết sức bất ngờ với số lượng cây gỗ bị chặt phá quy mô lớn như vậy. Vấn đề là nó nằm không xa đường tuần tra mấy” - ông Thọ nói.

Trong khi đó, ông Trần Lanh, hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Phước Sơn, cho rằng vùng này là vùng giáp ranh với huyện Nông Sơn, khá xa địa bàn tuần tra nên các đối tượng đã lén lút khai thác gỗ để chuyển về địa bàn huyện Nông Sơn chờ đi tiêu thụ. 

Ông Phan Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, cho biết đây là vụ phá rừng rất nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn. Ông Tuấn nói: “Chính nhờ kiểm lâm đi tuần tra mới phát hiện vụ việc”.

Ông Phạm Phú Thủy, phó chủ tịch UBND huyện Nông Sơn, cho rằng cơ quan chức năng đã đi tuần tra và phát hiện số lượng gỗ như trên, dù là gỗ khai thác ở huyện nào thì bây giờ cũng phải lập hồ sơ và báo cáo đầy đủ. Sau đó liên quan đến ai thì xử lý theo đúng pháp luật. 

Khởi tố vụ án

Ngày 18-9, ông Phan Tuấn - chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam - cho biết Hạt kiểm lâm huyện Nông Sơn đã chính thức khởi tố vụ án phá rừng tại tiểu khu 640, 642 thuộc xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn, Quảng Nam về hành vi hủy hoại tài nguyên rừng.

Ông Tuấn cho biết thêm hiện công an và kiểm lâm đã thu thập đầy đủ chứng cứ và những nghi can trong vụ phá rừng này sẽ được triệu tập trong nay mai.

TẤN VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp