16/09/2012 07:11 GMT+7

Phá nát vùng chè Bảo Lộc

Bà CAO THỊ THƠM (chủ tịch UBND xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng)
Bà CAO THỊ THƠM (chủ tịch UBND xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng)

TT - Cách trung tâm TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) 4km về hướng tây nam, một khu vực rộng lớn chuyên canh cây chè bị cày xới tan hoang như một “đại công trường” với khoảng 50 mỏ khai thác cao lanh lộ thiên.

Tiếng động cơ máy múc, xe ben... gầm rú vang dậy khắp vùng.

SnYCxFtR.jpgPhóng to
Khoảng 50ha chè, cà phê bị nhấn chìm dưới dòng bùn đỏ. Một vùng lớn của đồi chè bị phá trắng - Ảnh: Lê Dung

Nhiều vườn chè bị vùi lấp, hàng chục con suối lớn nhỏ cung cấp nước nuôi dưỡng những búp chè mang thương hiệu trà B’Lao bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tất cả đều nhuộm chung một màu bùn đỏ đặc quánh...

Dân khóc ròng

Cầm cuốn sổ đỏ trên tay, nông dân Vũ Văn Dân (ở thôn 2, xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) chua chát kể rằng hai vợ chồng ông từ miền Trung dắt con vào đây lập nghiệp. Đánh đổi bao giọt mồ hôi công sức, vật lộn với nhiều cay đắng mới mua được hơn 4 sào đất trồng chè. Nhưng mảnh vườn chè với thu nhập gần chục triệu đồng/tháng, là tương lai học hành cho bốn đứa con nhỏ của ông Dân bỗng chốc bị nhấn chìm dưới dòng bùn đỏ chỉ sau một cơn mưa. Ấy là bùn từ các mỏ cao lanh khai thác trái phép bao quanh khu vườn nhà ông.

Xã kịch liệt phản đối

Ngay từ đầu xã đã kịch liệt phản đối việc cấp phép khai thác cao lanh nói riêng và cấp phép khai thác khoáng sản ở khu vực này. Thậm chí xã cũng đã trăm lần kiến nghị thu hồi giấy phép một số doanh nghiệp làm ăn theo kiểu “chụp giật” nhưng cơ quan chức năng vẫn phớt lờ. Giấy phép khai thác vẫn cứ vô tư được cấp, hết hạn lại được gia hạn.

Hiện bình quân mỗi ngày có khoảng 60 xe vận chuyển cao lanh từ điểm khai thác xuyên qua khu dân cư ra đến quốc lộ 20 để tuồn về các tỉnh lân cận, thời kỳ cao điểm có thể lên đến 100 xe. Với vai trò là chủ tịch xã, nhiều lần tôi phải “bật đèn xanh” để người dân dựng rào chắn barie, chốt chặn xe vận chuyển cao lanh, thậm chí tôi còn âm thầm chỉ đạo dân đào đường, nhấc cống lên để ngăn cản nạn khai thác cao lanh và sự chảy máu nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Mỗi lần có hàng chục xe nối đuôi nhau dừng lại cũng là lúc điện thoại của tôi reo lên liên hồi kèm những lời trách cứ, phàn nàn. Nào là sao không giải quyết nhanh để người ta đi, xe của người nhà ông A, ông B đấy cho họ đi đi...

Từ ngày vườn chè bị vùi lấp, vợ chồng ông Dân phải cật lực đi làm thuê để kiếm sống qua ngày. “Căn nhà cấp 4 xây hồi năm ngoái hiện còn nợ hơn 100 triệu đồng sắp đến ngày trả, không khéo cũng phải bán để trả nợ mất” - ông Dân rầu rĩ.

Không chỉ những mảnh vườn chè nằm ở vùng trũng bị tan nát do việc khai thác cao lanh gây ra, các vườn cà phê nằm tận triền cao cũng bị ảnh hưởng. Đưa tay chỉ vườn cà phê đang sai quả của mình, ông Võ Văn Mỹ (ở thôn 1, xã Lộc Châu) bức xúc nói: “Vườn này rộng 1,5ha nhưng hiện chỉ còn một nửa, nửa kia đã bị đất sạt lở vùi lấp cả rồi. Tôi và hơn chục hộ dân khác đã nhiều lần có đơn kiến nghị gửi xã, thành phố và thậm chí gửi lên cả tỉnh để nhờ can thiệp, yêu cầu bồi thường nhưng tất cả vẫn là... im lặng” - ông Mỹ nói.

Ngoài phá nát đất đai vườn tược, việc khai thác cao lanh ở Lộc Châu còn gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước tại khu vực. Con suối B’Lao vốn nổi tiếng trong xanh cung cấp nước tưới cho hàng trăm hecta chè của hai xã Đại Lào và Lộc Châu đã trở thành nguồn nước độc. Anh Dương Thái Quang, ở xã Đại Lào, cho biết hiện không còn hộ nông dân nào ở đây dám sử dụng nguồn nước đỏ ngầu này. Trước đó, nhiều hộ đã khóc ròng vì cây trồng bị vàng lá, chết đứng vì khô rễ khi tưới nguồn nước này.

Theo ông Đào Ngọc Tuyến - cán bộ tư pháp xã Lộc Châu, có ít nhất 50ha chè và cà phê của người dân trên địa bàn bị thiệt hại vì hoạt động sản xuất cao lanh.

Chính quyền bất lực vì có “tay trong”

Địa bàn xã Lộc Châu chỉ có năm đơn vị, cá nhân được cấp phép khai thác cao lanh nhưng tại hiện trường có hơn 50 điểm khai thác. Biên bản kiểm tra ngày 14-9-2011 của đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Tài nguyên - môi trường Lâm Đồng chủ trì ghi nhận các khu vực khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại cây trồng của người dân ở Lộc Châu đều là bất hợp pháp.

Theo ông Nguyễn Văn Quy - trưởng Phòng tài nguyên - môi trường TP Bảo Lộc, việc này phải đưa ra tòa án mới có thể giải quyết. Ông Quy lý giải: “Sở dĩ cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều đợt truy quét nhưng không thể phát hiện và xử lý các đối tượng khai thác lậu là do bị rò rỉ thông tin từ xã. Chúng tôi là người chủ động đi kiểm tra nhưng khi đến hiện trường thì luôn luôn không còn bất kỳ đối tượng khai thác cao lanh nào. Khả năng chính người của xã đã thông tin cho các đối tượng, bởi khi tổ chức đoàn kiểm tra chúng tôi thường gửi thông báo về cho xã trước hai hoặc ba ngày”.

Trả lời câu hỏi liệu có cán bộ của xã hoặc người nhà của họ tham gia khai thác cao lanh trái phép ở Lộc Châu không, mặc dù tìm cách né tránh trả lời nhưng cuối cùng ông Quy cũng thừa nhận là có. Đó là trường hợp ông Nguyễn Xuân Tòng - nguyên xã đội xã Lộc Châu và một trường hợp khác là ông Nguyễn Thành Đô - em ruột của ông Nguyễn Ngôi Sao, bí thư đảng ủy xã. Các trường hợp này đều đã bị chính quyền TP Bảo Lộc ra quyết định xử phạt và buộc đình chỉ hoạt động.

Trong khi đó, theo lời ông Phùng Ngọc Hạp - phó chủ tịch UBND TP Bảo Lộc, việc các đơn vị khai thác cao lanh gây thiệt hại kinh tế của người dân đã được “TP giao về cho xã” xử lý phần thiệt hại vật chất và công tác hòa giải đã tiến hành xong xuôi. Riêng vấn đề ô nhiễm, sẽ cho thành lập đoàn đi kiểm tra và đề xuất phương án xử lý.

Ông Hạp cũng khẳng định hiện chính quyền TP đã thật sự bất lực. Bất lực không phải do yếu năng lực quản lý và thiếu lực lượng truy quét mà vấn đề ở chỗ có sự tiếp tay và bao che của cán bộ. “Việc này phải đích thân đồng chí chủ tịch TP đứng ra thì mới xong. Còn giao cho anh em phòng ban hoặc là cấp phó thì không thể nào làm nổi”, ông Hạp nói.

Hoạt động khai thác cao lanh trái phép ở Lộc Châu đã tồn tại trong suốt một thời gian dài và công khai thách thức dư luận. Ông Đào Ngọc Tuyến cho rằng chỉ có thực hiện thu hồi tất cả các giấy phép khai thác khoáng sản trong khu vực này, sau đó lựa chọn và giao lại cho một vài đơn vị có năng lực thật sự quản lý và khai thác thì may ra mới chấn chỉnh được tình hình.

jMMJjVNd.jpgPhóng to
Đường sá sình lầy khiến việc đi lại, vận chuyển vật tư nông nghiệp của người dân vô cùng khó khăn - Ảnh: Quang Sáng

Theo báo cáo của Sở TN-MT Lâm Đồng, hiện trên địa bàn TP Bảo Lộc có 23 giấy phép hoạt động khoáng sản còn có hiệu lực, trong đó Bộ Công thương và Bộ TN-MT cấp 6 giấy phép về thăm dò, khai thác cao lanh và bôxit, UBND tỉnh Lâm Đồng cấp 17 giấy phép về khai thác cát, đá xây dựng và sét các loại. Riêng đối với cao lanh, tổng diện tích được cấp phép là hơn 70 ha với trữ lượng 5 triệu tấn và công suất khai thác gần 174.000 tấn/năm.

Chỉ trong tháng 6 qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành tới 3 văn bản để đôn đốc Công an, Sở Tài nguyên - môi trường và UBND TP Bảo Lộc xử lý dứt điểm nạn khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân ở Lộc Châu. Nhưng đến nay, tình hình vẫn chưa được cải thiện.

Bà CAO THỊ THƠM (chủ tịch UBND xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp