Đánh giá việc Việt Nam vừa ký hợp tác với PCA, ông Tâm nói: “Chúng ta phấn khởi vì đã gia nhập, làm thành viên của PCA. Trong trường hợp cần thiết khởi kiện các vụ việc tranh chấp quốc tế, điều đó tạo điều kiện cho chúng ta đưa ra PCA theo cách thức mà thiết chế này đã làm với nhiều nước khác”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Quyền, phó chủ tịch Hội Luật gia, đánh giá so với các cơ chế tại Tòa án công lý quốc tế hay Tòa án quốc tế về Luật biển thì PCA có thủ tục đơn giản hơn, dễ hơn. Nhưng điểm yếu của cơ chế kiện này, theo đánh giá của ông Lê Minh Tâm, là các phán quyết của PCA có tính ràng buộc pháp lý thấp đối với các bên tham gia vụ kiện.
Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, thạc sĩ luật Hoàng Việt cho biết PCA là thể chế giải quyết tranh chấp quốc tế ra đời sớm nhất từ năm 1899. Đặc điểm nổi bật của PCA là các bên tham gia xét xử phải cùng thống nhất đưa việc giải quyết tranh chấp ra PCA. Tức là nếu Việt Nam muốn kiện Trung Quốc theo cơ chế của PCA thì phải có sự đồng ý tham gia vụ kiện của cả Trung Quốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận