31/03/2022 21:35 GMT+7

OPEC+ nhất trí chỉ tăng nhẹ sản lượng dầu thô, phớt lờ mong muốn của phương Tây

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Ngày 31-3, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+), trong đó có Nga, quyết định chỉ tăng nhẹ sản lượng dầu thô, phớt lờ sức ép của phương Tây về việc tăng sản lượng dầu trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine giá dầu tăng cao.

OPEC+ nhất trí chỉ tăng nhẹ sản lượng dầu thô, phớt lờ mong muốn của phương Tây - Ảnh 1.

OPEC+ nhất trí tăng nhẹ sản lượng dầu thô, phớt lờ mong muốn của phương Tây - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, 13 thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ do Saudi Arabia đứng đầu và 10 quốc gia đối tác do Nga dẫn đầu ủng hộ mức tăng 432.000 thùng/ngày kể từ tháng 5-2022, cao hơn một chút so với 400.000 thùng/ngày mà khối này thông báo những tháng trước.

Trong giai đoạn từ tháng 12-2021 đến 1-2022, các thành viên OPEC+ đã tăng sản lượng thêm 64.000 thùng/ngày, đưa tổng sản lượng của khối lên 27,981 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng 400.000 thùng/ngày mà OPEC+ nỗ lực hướng tới kể từ tháng 8-2021, khi liên minh này bắt đầu giảm dần mức cắt giảm sản lượng để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế toàn cầu, sau cú sốc do làn sóng dịch COVID-19 gây ra.

Trong một tuyên bố sau cuộc họp cấp bộ trưởng, OPEC+ cho biết họ tiếp tục duy trì "các nguyên tắc cơ bản của thị trường dầu và sự đồng thuận về triển vọng về một thị trường cân bằng tốt".

OPEC+ cho biết rằng "sự bất ổn hiện tại không phải do các nguyên tắc cơ bản, mà là do những diễn biến địa chính trị".

Mỹ đã kêu gọi OPEC + tăng sản lượng dầu vì giá năng lượng cao đã góp phần làm tăng lạm phát trên toàn thế giới, đe dọa làm chệch hướng sự phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Giá dầu thô tăng vọt còn do lo ngại về thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24-2 vì Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới, sau Saudi Arabia.

Trong hợp đồng quốc tế, dầu thô Brent Biển Bắc đạt mức giá cao kỷ lục vào đầu tháng 3 khi vọt lên gần 140 USD/thùng.

Giá dầu bắt đầu giảm sau kỷ lục trên do các nhà buôn hy vọng Nga và Ukraine có thể đồng ý ngừng bắn. Các đợt phong tỏa lớn ở Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến giá dầu.

Ngày 31-3, giá dầu giảm một lần nữa do có thông tin Mỹ đang xem xét mở lượng dự trữ của quốc gia này nhưng vẫn ở mức trên 100 USD/thùng. 

Cùng ngày, Nhà Trắng đã ra tuyên bố cho biết chính quyền Mỹ sẽ giải phóng 1 triệu thùng dầu mỗi ngày từ kho dự trữ chiến lược trong vòng 6 tháng tới.

Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank cho biết: "Nếu việc giải phóng lượng dự trữ khẩn cấp khổng lồ này thực sự xảy ra, thị trường dầu sẽ không còn bị thiếu trong quý 2" và thậm chí là cung vượt cầu trong quý 3.

Theo các nhà phân tích, kế hoạch của Mỹ cũng khiến OPEC+ ít có khả năng tăng sản lượng nhiều hơn.

UAE nói OPEC+ sẽ không bao giờ là tổ chức chính trị UAE nói OPEC+ sẽ không bao giờ là tổ chức chính trị

TTO - Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei nói thị trường cần dầu mỏ Nga vì không nước nào có thể bù đắp phần hụt đi của Nga. Ông khẳng định OPEC+ sẽ không là tổ chức chính trị, và mọi thành viên, trong đó có Nga, đều có quyền như nhau.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: OPEC+ dầu thô Nga Ukraine
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp