Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc - Ảnh: VIỆT DŨNG |
* Tuổi Trẻ: Được biết, đơn xin thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội “vì lý do sức khỏe” của ông Võ Kim Cự đã được chấp thuận, từ vụ việc này xin ông cho biết là Ủy ban Thường vụ Quốc hội rút kinh nghiệm gì cho công tác kiểm tra sức khỏe người ứng cử và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đại biểu Quốc hội?
Sau khi Ban Bí thư thi hành kỷ luật đối với ông , ông đã có đơn xin thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội vì lý do sức khỏe. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, đồng ý cho ông Võ Kim Cự thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
Về sức khỏe con người thì nay khỏe, mai yếu là chuyện bình thường. Có khi chủ quan không đi khám sức khỏe thường xuyên nên bị mắc bệnh thì cũng không lường trước được.
Vì vậy, đại biểu Quốc hội yếu sức khỏe họ xin thôi và được chấp nhận thì cũng là điều bình thường. Tôi nghĩ là cũng không nhất thiết có văn bản quy định.
* VietNamNet: Ông Cự đã bị Ban Bí thư cách các chức vụ về đảng mà ông này nắm giữ khi công tác ở Hà Tĩnh vì vi phạm rất nghiêm trọng, như vậy thì ông Cự có đủ tín nhiệm để làm đại biểu Quốc hội không? Nếu không còn đủ tín nhiệm thì không thể cho thôi nhiệm vụ đại biểu mà phải bãi nhiệm?
Chúng ta cần phải quay lại thời gian trước, khi ông Võ Kim Cự giữ các chức vụ như Phó chủ tịch, Chủ tịch rồi Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh. Thời gian đó thì việc kêu gọi được một dự án lớn như vậy là rất đáng kể.
Đến tháng 4-2016 thì tình trạng cá chết xảy ra. Lúc đó chúng ta đang chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và ông Võ Kim Cự ứng cử tại Hà Tĩnh với tư cách Chủ tịch Liên minh HXT. Sau khi bầu cử xong thì mới xác định nguyên nhân cá chết là do Formosa.
Gần đây, các cơ quan chức năng xác định trách nhiệm của ông Cự với dự án Formosa và tiến hành kỷ luật, chứ không phải là chúng ta biết ông Cự có khuyết điểm rồi mà vẫn để ông ấy ứng cử. Sau khi bị kỷ luật, có thể trong quá trình này ông cũng suy nghĩ nhiều, sức khỏe suy yếu và có đơn xin thôi như chúng ta đã biết.
* Thanh Niên: Đề nghị cho biết tiến độ thực hiện nghị định về xử lý cán bộ đã nghỉ hưu mà Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện; vì sao dự án Luật Biểu tình vẫn tiếp tục chậm tiến độ?
Hiện nay Quốc hội đang chờ Chính phủ trình nghị quyết này. Chúng ta cũng đã tiến hành sửa đổi Luật Công chức, trong đó sẽ đề cập đến vấn đề này. Tôi được biết hiện nay Chính phủ đang giao Bộ Nội vụ chuẩn bị dự thảo nghị định.
Dự án Luật Biểu tình hiện nay Chính phủ cũng đang hoàn chỉnh. Với Quốc hội thì dự án luật trình ra phải đảm bảo chất lượng, do đó Chính phủ cần nghiên cứu, chuẩn bị thấu đáo. Chính phủ chưa trình sang thì Quốc hội chưa xem xét được.
* Nông nghiệp Việt Nam: Về trường hợp chuyển sinh hoạt đại biểu Quốc hội của ông Đinh La Thăng, xin cho biết rõ căn cứ pháp lý của việc này ?
Tại hội nghị Trung ương 5, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành kỷ luật ông . Ban Chấp hành Trung ương đã chấp thuận đơn xin thôi Ủy viên Bộ Chính trị của đồng chí Thăng, thôi chức Bí thư Thành ủy. Như vậy, đồng chí Thăng không làm Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM nữa.
Đồng chí Đinh La Thăng có nguyện vọng xin sinh hoạt tại đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, và đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cũng đã có công văn chấp thuận với nguyện vọng này. Theo thẩm quyền, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có quyết định đồng ý để đại biểu Đinh La Thăng chuyển sinh hoạt về đoàn Thanh Hóa.
Ngày 22-5, Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 3 Quốc hội sẽ khai mạc kỳ họp thứ 3 vào ngày 22-5, dự kiến bế mạc ngày 21-6. Tại kỳ họp này, Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua 13 dự án luật. Quốc hội cũng xem xét các báo cáo bổ sung về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2017 và nhiều nội dung quan trọng khác. Điểm nổi bật tại kỳ họp này là thời lượng chất vấn và trả lời chất vấn được tăng từ 2,5 lên 3 ngày. Có 13 phiên họp sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên sóng các đài truyền hình, phát thanh quốc gia. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận