01/10/2020 14:38 GMT+7

Ông Trump ký sắc lệnh nhằm kết thúc sự thống trị của Trung Quốc về đất hiếm

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Trung Quốc hiện cung cấp tới 80% lượng đất hiếm nhập khẩu vào Mỹ. Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh mới để mở rộng sản xuất đất hiếm, giúp giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Ông Trump ký sắc lệnh nhằm kết thúc sự thống trị của Trung Quốc về đất hiếm - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp ở Jupiter, bang Florida vào ngày 8-9-2020 - Ảnh: Joe Raedle/Getty Images

Hãng tin Bloomberg ngày 1-10 đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm mở rộng sản xuất các nguyên tố đất hiếm, vốn cần thiết với nhiều hoạt động sản xuất chế tạo và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Sắc lệnh - được công bố ngày 30-9 và tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong ngành công nghiệp khai khoáng - chỉ đạo Bộ Nội vụ Mỹ xem xét sử dụng Đạo luật sản xuất quốc phòng để đẩy nhanh phát triển các mỏ đất hiếm. 

Trước đây, chính quyền ông Trump đã dùng đạo luật này để tăng sản xuất vật tư y tế trong suốt đại dịch COVID-19.

Đất hiếm - một nhóm gồm 17 nguyên tố - là thành phần quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp và công nghệ cao như chế tạo vật liệu siêu bán dẫn. Từ những chiếc iPhone của Apple đến các hệ thống dẫn đường tên lửa đều có thành phần đất hiếm Trung Quốc.

"Việc chúng ta phụ thuộc vào một quốc gia về các khoáng sản quan trọng là đặc biệt đáng lo ngại. Giờ đây Mỹ nhập khẩu 80% nguyên tố đất hiếm trực tiếp từ Trung Quốc, trong khi nhiều phần trong số còn lại là gián tiếp từ Trung Quốc thông qua các nước khác" - sắc lệnh chỉ ra.

Theo sắc lệnh được ban bố, Bộ Năng lượng Mỹ sẽ đưa ra hướng dẫn để làm rõ các dự án hỗ trợ chuỗi cung ứng nội địa nào sẽ được tiếp cận vốn. Còn Bộ Nội vụ và Bộ Năng lượng cần khuyến khích phát triển và tái sử dụng các khu mỏ cũ.

Đây là động thái mới nhất của chính quyền ông Trump nhằm chấm dứt sự thống trị của Trung Quốc về nguồn cung đất hiếm. Sắc lệnh hành pháp công bố ngày 30-9 có thể sẽ dẫn tới việc áp đặt thêm thuế quan, hạn ngạch hoặc các biện pháp hạn chế nhập khẩu khác, theo Hãng tin Reuters.

Năm ngoái, Tổng thống Trump đã nói với Bộ Quốc phòng Mỹ rằng cần tìm cách tốt hơn để có được nam châm đất hiếm samarium coban, thường được tìm thấy trong tên lửa dẫn đường chính xác, bom thông minh và máy bay quân sự.

Nhật Bản được xem là minh chứng rõ nhất khi người ta muốn nói về hậu quả của việc phụ thuộc đất hiếm Trung Quốc.

Năm 2010, khi Tokyo và Bắc Kinh căng thẳng vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, Trung Quốc tìm cách hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản bằng cách đặt hạn ngạch, siết việc cấp phép và tăng thuế.

Điều này khiến ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, điều đó cũng tạo động lực để các nhà khoa học, địa chất Nhật Bản tìm kiếm nguồn cung thay thế, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Giảm lệ thuộc Trung Quốc, Mỹ muốn sản xuất đất hiếm tại Úc? Giảm lệ thuộc Trung Quốc, Mỹ muốn sản xuất đất hiếm tại Úc?

TTO - Bộ Quốc phòng Mỹ đang đàm phán với Úc để mở cơ sở sản xuất đất hiếm tại Úc, một động thái nhằm giảm dần lệ thuộc vào nguồn cung khoáng chất này của Trung Quốc.

BÌNH AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp