10/01/2018 22:58 GMT+7

Ông Trump để ngỏ khả năng đối thoại với Triều Tiên

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Tình hình xung quanh bán đảo Triều Tiên đang xoay chuyển hết sức nhanh chóng với các diễn biến liên tiếp từ các bên và mới nhất là Mỹ.

Ông Trump để ngỏ khả năng đối thoại với Triều Tiên - Ảnh 1.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) - Ảnh: CHOSUN

Văn phòng tổng thống Hàn Quốc ngày 10-1 thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đang để ngỏ khả năng đối thoại với Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Mỹ nói điều trên trong cuộc điện đàm trước đó với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae In.

Tổng thống Mỹ cũng cam kết sẽ không có bất kỳ hành động quân sự nào trong thời gian các cuộc đối thoại liên Triều vẫn còn tiếp diễn. 

Cuộc điện đàm diễn ra một ngày sau cuộc gặp cấp cao liên Triều đầu tiên kể từ năm 2015 ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm với những kết quả tích cực. Trung Quốc và Nga đều lên tiếng hoan nghênh các động thái từ hai miền Triều Tiên.

Cả Seoul và Bình Nhưỡng dự kiến sẽ tiếp tục có các cuộc đối thoại quân sự và nhóm làm việc trong thời gian tới, chủ yếu bàn về công tác chuẩn bị cho đoàn Triều Tiên tham dự Thế vận hội mùa đông PyeongChang vào tháng tới ở Hàn Quốc.

Quan hệ liên Triều xoay chiều nhanh như tên lửa

TTO - Tình hình hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên khiến không ít người ngỡ ngàng bởi diễn tiến đi đến đàm phán cấp cao quá nhanh, xét theo những gì được cho là "căng thẳng như ở bên bờ vực chiến tranh" chừng hơn tháng trước.

Nhà Trắng chưa lên tiếng xác nhận các thông tin do Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc công bố. Tuy nhiên, nếu đúng như những gì Seoul nói, rằng ông Trump sẵn lòng nói chuyện với Bình Nhưỡng, đây có thể xem là bước ngoặt trong cách tiếp cận của tổng thống Mỹ trong vấn đề Triều Tiên.

Ông Trump trước đó đã khước từ việc đối thoại với Triều Tiên, nhấn mạnh tất cả giải pháp, bao gồm cả can thiệp quân sự, đã được cân nhắc để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. 

Nhà lãnh đạo Mỹ đã từng gọi các nỗ lực ngoại giao với Triều Tiên của Ngoại trưởng Rex Tillerson là phí công sức và thời gian.

Washington khi đó khẳng định sẽ chỉ đối thoại với Bình Nhưỡng khi và chỉ khi Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.

Trong năm 2017, sau khi tuyên bố chiến lược kiên nhẫn với Triều Tiên đã chấm dứt, ông Trump thúc đẩy chiến lược gây sức ép tối đa lên chính quyền Bình Nhưỡng, với mục đích buộc nước này phải từ bỏ chương trình hạt nhân thông qua các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt.

Hôm 9-1, Tổng thống Moon đã "bày tỏ lòng biết ơn đối với tổng thống Trump", cho rằng chính nhờ nhà lãnh đạo Mỹ mới có cuộc đối thoại cấp cao liên Triều. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng khẳng định Seoul sẽ không từ bỏ mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhấn mạnh sẵn sàng hợp tác cùng cộng đồng quốc tế trừng phạt Bình Nhưỡng nếu có các hành động gây hấn.

Các diễn biến liên tục xung quanh bán đảo Triều Tiên như hiện nay bắt đầu từ thông điệp năm mới của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ông Kim khi đó tuyên bố để ngỏ đối thoại với Hàn Quốc cũng như khả năng tham dự của đoàn Triều Tiên tại Thế vận hội PyeongChang.

Giới phân tích cho rằng cành ô liu bất ngờ của Bình Nhưỡng được chìa ra bởi Triều Tiên đã bắt đầu "thấm đòn" sau các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc do Mỹ thúc đẩy. Thậm chí, có ý kiến kém lạc quan hơn, cho rằng đây là kế ly gian Hàn Quốc và Mỹ của Triều Tiên.

Cành ô liu hay kế ly gián?

TTO - Liên minh bảy thập kỷ giữa Mỹ và Hàn Quốc sắp sửa đứng trước thách thức lớn, khi CHDCND Triều Tiên chìa “cành ô liu” với Hàn Quốc.

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp