Đoạn clip chế khiến ông Trump hứng chỉ trích - Ảnh chụp màn hình
Điều đáng nói là đoạn clip giả đó được chiếu ngay tại một khu nghỉ dưỡng thuộc gia đình tổng thống ở Florida trong một buổi họp mặt của những người ủng hộ ông Trump hồi cuối tuần trước.
Nội dung gốc của đoạn clip được xác định là một cảnh trong bộ phim Mật vụ Kingsman do Anh sản xuất năm 2014.
Đoạn clip cho thấy khuôn mặt của ông Trump được ghép vào cơ thể của một người đàn ông mặc vest cầm súng. Người này sau đó bước vào một nhà thờ và bắt đầu xả súng vào các giáo dân đang cầu nguyện.
Khuôn mặt các nạn nhân thay bằng logo của các tờ báo có khuynh hướng chống ông Trump như Washington Post, CNN, NPR, Politico... trong khi nơi họ cầu nguyện được những người làm video đổi tên thành "Nhà thờ của đám tin tức giả".
Một số chính trị gia đã từng chỉ trích ông Trump cũng bị ghép mặt vào đoạn video, bao gồm cả cố thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain và cựu tổng thống Barack Obama.
Một người tham gia buổi họp mặt đã quay lại đoạn clip nói trên và gửi cho New York Times, một tờ báo vốn cũng chẳng ưa gì Tổng thống Trump. Sự việc bị đẩy lên cao sau khi New York Times đăng tải bài viết.
Nhiều báo đài đã nhảy vào sau đó, các chính trị gia và nhà báo cũng lên tiếng đổ lỗi cho các phát ngôn của ông Trump, cáo buộc chúng đã nuôi dưỡng các tư tưởng thù ghét và kích động bạo lực.
Trong một tuyên bố ngày 14-10, Hiệp hội Phóng viên Nhà Trắng (WHCA) đã lên án những người làm clip chế, kêu gọi tất cả người Mỹ cùng lên tiếng phản đối.
Tổng thống Trump vẫn giữ thái độ im lặng về đoạn clip giả. Nhà lãnh đạo Mỹ đã từng gọi những tờ báo chống lại ông là "đám truyền thông tin giả" hay "kẻ thù của nhân dân".
Trong một tuyên bố trên Twitter cá nhân, người phát ngôn Nhà Trắng Stephanie Grisham cho biết ông chưa xem qua đoạn clip chế nhưng dựa trên những gì đã nghe, ông cũng sẽ lên án đoạn clip.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận