13/12/2021 18:10 GMT+7

Ông Trần Trọng Tuấn: 'Khẩn thiết xin HĐXX cân nhắc, tránh oan sai cho tôi và các bị cáo'

TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP
TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP

TTO - Tự bào chữa chiều 13-12, ông Trần Trọng Tuấn, cựu giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, khẳng định không thực hiện các hành vi vi phạm theo cáo trạng xác định, việc truy tố ông là oan sai.

Ông Trần Trọng Tuấn: Khẩn thiết xin HĐXX cân nhắc, tránh oan sai cho tôi và các bị cáo - Ảnh 1.

Ông Trần Trọng Tuấn - Ảnh: NHẬT THỊNH

Chuyển nhượng dự án là phù hợp quy định pháp luật

Theo ông Tuấn, SAGRI đề nghị chuyển nhượng dự án bất động sản là phù hợp quy định của Luật kinh doanh bất động sản, bởi SAGRI hợp tác với Tổng công ty cổ phần Phong Phú thực hiện dự án nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9, do SAGRI làm chủ đầu tư.

Việc góp vốn này là hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của SAGRI lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, sau khi được UBND TP phê duyệt đề án tái cơ cấu SAGRI giai đoạn 2013-2015, việc SAGRI góp vốn, đầu tư vào dự án kinh doanh bất động sản này không còn phù hợp nữa. Do đó, SAGRI phải thực hiện phương án cơ cấu lại và chuyển nhượng toàn bộ số vốn, bao gồm giá trị quyền sử dụng đất đã đầu tư trong dự án.

Do đã góp vốn đầu tư vào dự án bất động sản thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh, không hình thành pháp nhân mới và trực tiếp làm chủ đầu tư dự án nên SAGRI phải chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản để chuyển giao quyền và nghĩa vụ của mình với toàn bộ dự án, chuyển giao hồ sơ, quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng.

Theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản, việc chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đầu tư đồng ý bằng văn bản, khi bảo đảm các điều kiện chuyển nhượng dự án nhằm bảo đảm không làm thay đổi mục tiêu của dự án, bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.

Do đó, SAGRI phải nộp hồ sơ đề nghị UBND TP cho phép chuyển nhượng dự án bất động sản tại phường Phước Long B, quận 9 theo quy định Luật kinh doanh bất động sản năm 2014.

Nếu các bên hoàn thành việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng dự án, SAGRI mới phát sinh và thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại điều 52 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, như làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

"Việc chuyển nhượng dự án bất động sản và việc chuyển nhượng toàn bộ số vốn (bao gồm giá trị quyền sử dụng đất) đã đầu tư vào dự án bất động sản do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư là các thủ tục pháp lý và điều kiện pháp lý khác nhau" - ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo ông Tuấn, Hội đồng thẩm định không có nhiệm vụ thẩm định và tham mưu về giá chuyển nhượng dự án và giá trị vốn doanh nghiệp đã đầu tư (bao gồm giá trị quyền sử dụng đất của dự án được phép chuyển nhượng) trong dự án bất động sản. Đồng thời, việc chuyển nhượng vốn đã đầu tư trong dự án bất động sản này không phải thực hiện theo phương thức đấu giá công khai.

Vì vậy việc ông ký tờ trình là thực hiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định phù hợp với quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về đất đai và không vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Không bao giờ dám nghĩ đến việc làm sai

Ông Tuấn khẳng định không thực hiện các hành vi vi phạm theo cáo trạng xác định. Cụ thể, SAGRI đã được UBND TP.HCM phê duyệt đề án tái cơ cấu doanh nghiệp giai đoạn 2013-2015, trong đó có phương án cơ cấu lại vốn tại dự án khu nhà ở tại phường Phước Long B nên không vi phạm quy định về điều kiện chuyển nhượng toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp đã đầu tư trong dự án.

Ông Tuấn cho rằng việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính bổ sung (nếu có) đối với Nhà nước là điều kiện khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của dự án được phép chuyển nhượng, không phải là điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Việc chuyển nhượng toàn bộ số vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp tại dự án bất động sản do SAGRI làm chủ đầu tư, không phải tiến hành đấu giá công khai.

Theo cựu giám đốc Sở Xây dựng, SAGRI phải tiến hành thẩm định giá, xác định giá chuyển nhượng dự án và giá trị toàn bộ số vốn đã đầu tư (bao gồm giá trị quyền sử dụng đất) bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, tại thời điểm chuyển nhượng. Nhưng SAGRI đã không chấp hành chỉ đạo của UBND TP tại quyết định số 6077 về việc tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Quyết định số 6077 không phải là nguyên nhân dẫn đến vi phạm của SAGRI trong việc không xác định giá chuyển nhượng dự án và giá trị số vốn đã đầu tư và việc các bên áp dụng các biện pháp hợp pháp để xử lý hợp đồng vô hiệu toàn bộ, không gây ra thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước.

"Gần 30 năm làm cán bộ công chức, tôi không bao giờ dám nghĩ đến việc làm sai hay vi phạm pháp luật dù bất cứ lý do gì, cũng không có ai, kể cả cấp trên gợi ý hay chỉ đạo tôi làm việc gì vi phạm pháp luật.

Tôi khẩn thiết đề nghị HĐXX hết sức cân nhắc và cẩn trọng trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án một cách công tâm, khách quan và phù hợp quy định của pháp luật, không gây oan trái cho tôi và các bị cáo khác có liên quan" - ông Tuấn nói.

Vụ SAGRI: Ông Trần Trọng Tuấn Vụ SAGRI: Ông Trần Trọng Tuấn 'phản bác' kết luận giám định ra sao?

TTO - Tại tòa vào cuối chiều 9-12, các luật sư đặt nhiều câu hỏi cho giám định viên và các bị cáo về kết luận giám định. Cựu giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn cho rằng kết luận giám định không phù hợp quy định pháp luật.

TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp