Ông Putin trong một buổi nói chuyện trước công chúng ngày 4-2 - Ảnh: Điện Kremlin
Phát biểu tại một trường đại học ở thành phố Cherepovets, phía bắc thủ đô Matxcơva ngày 4-2, ông Putin đã đề cập tới vấn đề đang bị báo giới phương Tây phân tích kỹ lưỡng: liệu các đề xuất cải tổ chính trị của ông Putin có phải nhằm giúp lãnh đạo Nga "nắm quyền suốt đời", hay một phần nào đó thay đổi mô hình "siêu tổng thống" của ông Boris Johnson năm 1993 và cải cách để hệ thống chính trị Nga cân bằng hơn.
Theo những gì ông Putin nói tại Cherepovets, tất cả những đề xuất ông đưa ra tại thông điệp liên bang ngày 15-1-2020 nhằm đảm bảo một hệ thống chính quyền thống nhất, cải thiện hiệu quả và tăng tính cân bằng.
Vị lãnh đạo này cũng cho rằng điều chỉnh sẽ xuất hiện ở khâu bỏ phiếu công khai, thay vì đơn giản chỉ thông qua quốc hội mà vốn dĩ chính bản thân ông có thể dễ dàng mang lại tín nhiệm cho đảng cầm quyền.
Theo tường thuật của Đài RT, ông Putin cho rằng trong thời gian làm tổng thống và thủ tướng, đã nghiễm nhiên thấy được một số việc không hoạt động hiệu quả như cách nó vốn dĩ phải như vậy.
Ví dụ rõ nhất là Nga thường gặp vấn đề trong các lĩnh vực như y tế cũng như hệ thống giáo dục. "Những sửa đổi mà tôi đã đề xuất, theo tôi nghĩ, chỉ đơn giản xuất phát từ kinh nghiệm cuộc sống", ông nói.
Sau những đề xuất thay đổi của ông Putin tháng trước, nội các cũ của Thủ tướng Dmitry Medvedev đã đồng loạt từ chức nhằm giúp tổng thống thực hiện cải cách. Ông Mikhail Mishustin, người đứng đầu Cục Thuế liên bang Nga, được bầu làm thủ tướng thay ông Medvedev.
RT nhận xét ông Putin muốn tăng cường quyền lực cho thủ tướng, vai trò của hội đồng cố vấn và sau cùng sẽ hiện diện như "một chính khách thâm niên". Điều đó nhằm bảo tồn hệ thống mà ông Putin thừa hưởng từ ông Boris Yeltsin, vốn sau khởi đầu khó khăn đã "mang lại sự tự do và thịnh vượng lớn nhất mà người Nga từng được biết".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận