22/09/2022 09:23 GMT+7

Ông Putin nói rõ về sắc lệnh động viên

TƯỜNG ANH
TƯỜNG ANH

TTO - Sáng 21-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trên truyền hình, ban hành sắc lệnh động viên một phần theo đề nghị của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga. Sắc lệnh có hiệu lực ngay trong ngày 21-9.

Ông Putin nói rõ về sắc lệnh động viên - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu và công bố sắc lệnh động viên một phần trên truyền hình vào ngày 21-9-2022 - Ảnh: REUTERS

Ông Putin nêu rõ: Động viên một phần tức là chỉ vận động những công dân đang trong diện dự bị, trên hết là những người đã từng phục vụ trong quân đội, nhập ngũ. Trước khi được gửi đến các đơn vị, họ sẽ trải qua khóa huấn luyện quân sự bổ sung, có tính đến kinh nghiệm của chiến dịch quân sự đặc biệt.

Nga cáo buộc phương Tây

Tiếp đó, ông Putin giải thích sở dĩ có việc ban bố lệnh động viên này là vì phương Tây đang sử dụng Ukraine để chuyển hoạt động chiến sự vào Nga. Ông nói: "Phương Tây đã vượt qua mọi ranh giới trong chính sách chống Nga hung hãn của mình… Một số chính trị gia vô trách nhiệm ở phương Tây không chỉ nói về kế hoạch cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine để tấn công vào Nga, mà những cuộc tấn công này đã được thực hiện ở các khu vực biên giới".

Ông cho biết: "Với việc sử dụng máy bay, tàu chiến và vệ tinh, NATO thực hiện trinh sát khắp miền nam nước Nga. Washington, London, Brussels đang trực tiếp thúc đẩy Kiev chuyển các hoạt động quân sự sang lãnh thổ của chúng tôi. 

Họ không còn giấu giếm rằng Nga cần bị đánh bại bằng mọi cách trên chiến trường, tiếp theo là tước đoạt chủ quyền chính trị, kinh tế, văn hóa, nói chung, bất kỳ chủ quyền nào, với việc cướp đoạt hoàn toàn đất nước của chúng tôi".

Đặc biệt, theo lời ông Putin, đe dọa hạt nhân đã xuất hiện. Đó không chỉ là những vụ tấn công nhắm vào Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, mà còn là tuyên bố của một số đại diện cấp cao của các nước NATO về khả năng và chấp nhận sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, vũ khí hạt nhân chống lại Nga.

Ông cảnh báo: "Với những người tự cho phép mình tuyên bố như vậy về Nga, tôi muốn nhắc các bạn rằng đất nước chúng tôi cũng có nhiều phương tiện hủy diệt khác nhau, và một số thành phần còn hiện đại hơn so với (ở) các nước NATO. 

Khi sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng tôi bị đe dọa, chúng tôi chắc chắn sẽ sử dụng tất cả các phương tiện theo ý mình để bảo vệ nước Nga và người dân của chúng tôi".

Trong một phát biểu trực tiếp khác trên truyền hình cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu làm rõ thêm tuyên bố của tổng thống Nga. Ông nói trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine từ ngày 24-2, Nga "không đánh nhau với Ukraine, mà là với tập thể phương Tây", và "ở Kiev, bộ chỉ huy phương Tây thực sự ngồi chỉ đạo các hoạt động".

Theo ông Shoigu, "khoảng 70 vệ tinh quân sự và hơn 200 vệ tinh dân sự, toàn bộ khối NATO đang hoạt động vì lợi ích của Ukraine". Ông công bố đến nay tổn thất của Ukraine là "một nửa quân đội". 

Cụ thể là 61.207 người chết, 49.368 người bị thương, hơn 2.000 lính đánh thuê cũng tử vong. Tổn thất về phía Nga là 5.937 người chết, 90% thương binh Nga sau khi điều trị đã trở lại hàng ngũ. Tuy nhiên, tờ Moscow Times ngày 24-8 cho biết phương Tây nói số binh sĩ Nga đã chết là 15.000, Ukraine nói con số này là 42.000, trong khi hãng tin độc lập IStories nói Nga chết hơn 5.000 người.

Liên quan đến lệnh động viên, ông Shoigu cho biết 300.000 quân dự bị sẽ được gọi nhập ngũ, chiếm 1% nguồn lực có thể huy động: chúng tôi có gần 25 triệu những người đã phục viên và có chuyên môn quân sự. Như vậy, huy động một phần là 1% hoặc hơn một chút. Đặc biệt, ông nhấn mạnh "tuyệt đối không động viên sinh viên nhập ngũ".

Ông Putin nói rõ về sắc lệnh động viên - Ảnh 2.

Dữ liệu: BẢO ANH - Nguồn: Al Jazeera, SIPRI, Global Firepower, IISS - Đồ họa: TUẤN ANH

Trưng cầu sáp nhập vào Nga

Hai nước cộng hòa nhân dân Donetsk (DNR), Lugansk (LNR), vùng Kherson và một phần Zaporozhye đã thông báo sẽ trưng cầu ý dân sáp nhập vào Nga từ ngày 23 đến 27-9 và tổ chức dưới hình thức bỏ phiếu trực tiếp hoặc từ xa, tùy điều kiện từng nơi.

Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Putin cũng tuyên bố sẽ ủng hộ ý nguyện của người dân Donbass và đông nam Ukraine muốn trưng cầu ý dân sáp nhập vào Nga. Có thể thấy quyết định động viên quân dự bị được xem là một trong các biện pháp Matxcơva chuẩn bị cho việc đón nhận hai nước và các vùng muốn sáp nhập vào Nga đó.

Trên kênh Telegram, phản ứng trước thông tin về kế hoạch trưng cầu, Tổng thống Ukraine Zelensky khẳng định: "Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng và được biết từ lâu. Chúng tôi chỉ quan tâm điều đó", đồng thời kêu gọi tăng viện trợ cho quân đội Ukraine.

"Vấn đề là có thêm nhiều hỗ trợ hơn cho quân đội chúng tôi, những người đang dần khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ ", ông viết. Trong khi đó, cố vấn tổng thống Ukraine M. Podolyak kêu gọi thế giới phản ứng quyết liệt, tăng cường cấm vận Nga và viện trợ vũ khí cho Ukraine.

Trả lời Viện các chiến lược kinh tế và chính trị quốc tế (Russtrat), chuyên gia kinh tế - chính trị Mỹ, cựu cố vấn của tổng thống Reagan, Paul Craig Roberts, nói: "Khi Donbass đã trở thành một phần của Nga, các cuộc tấn công của Ukraine vào nó sẽ biến thành các cuộc tấn công vào chính Nga, và theo luật pháp quốc tế, Matxcơva sẽ không còn bị kiềm chế trong các cuộc tấn công trên khắp Ukraine. Điều này sẽ nhanh chóng kết thúc chiến tranh và chứng tỏ rằng Nga vẫn còn những lằn ranh đỏ".

Các lãnh đạo DNR và LNR đều cho rằng quyết định trưng cầu đã được nung nấu từ lâu ở Donbass. Người đứng đầu DNR Denis Pushilin nói: "Cuộc trưng cầu ý dân đã được chờ đợi rất lâu ở đây, và có lẽ đây là một quyết định chính trị cứu rỗi có thể bảo vệ cuộc sống của thường dân chúng tôi".

Viện trưởng Viện các nghiên cứu chính trị (Nga) Sergey Markov vào hôm 20-9 công bố kết quả thăm dò do Viện Nghiên cứu chính trị và xã hội Cộng hòa Crimea (INSOMAR) thực hiện qua điện thoại với cư dân của các vùng chuẩn bị trưng cầu. Ở mỗi vùng họ hỏi 1.000 người. Đa số đã trả lời tích cực câu hỏi về việc sáp nhập lãnh thổ của các vùng/nước cộng hòa vào Nga (91% người DNR, 90% người LNR, 80% người Zaporozhye và 80% người Kherson).

Phương Tây tuyên bố sẽ không công nhận kết quả trưng cầu

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder cho biết Mỹ không công nhận các cuộc trưng cầu ý dân đã nêu. Ông cũng nói việc tổ chức các cuộc này sẽ không ảnh hưởng đến việc Mỹ và các đối tác quốc tế tiếp tục ủng hộ Ukraine.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói khối này coi các cuộc trưng cầu đó là "bất hợp pháp". Ông nói: "Đây là một sự leo thang hơn nữa... Cộng đồng quốc tế phải lên án hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế này và tăng cường hỗ trợ cho Ukraine".

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố "kết quả của cuộc trưng cầu sẽ bị gian lận" và "Ba Lan sẽ không công nhận những kết quả này dưới bất kỳ hình thức nào".

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng tỏ thái độ tương tự, gọi các hoạt động sắp diễn ra là "bắt chước trưng cầu ý dân". Ông Olaf Scholz nói: "Nga phải rút quân. Ukraine có quyền bảo vệ sự toàn vẹn và chủ quyền của đất nước mình. Chúng tôi ủng hộ Ukraine trong việc này…".

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng nói các cuộc trưng cầu ý dân ở Donbass và các khu vực khác "sẽ không có hiệu lực pháp lý".

Tuy nhiên, một cuộc thăm dò nhỏ do tờ Vzglyad (Nga) tổ chức cho thấy với 4.452 người Nga tham gia trả lời câu hỏi: "Ông (bà) có lo lắng kết quả trưng cầu ý dân có thể không được phương Tây công nhận không?", 78% nói "hoàn toàn không lo lắng" và chỉ 8% nói "rất lo".

Chuyên gia Hoa Kỳ Paul Craig Roberts nói trên kênh Russtrat: "Tôi tôn trọng thái độ của ông Putin đối với luật pháp quốc tế, nhưng tôi thấy những hạn chế mà Điện Kremlin áp đặt cho các hành động của mình thật buồn cười. Không ai ở phương Tây quan tâm đến bất kỳ quyền nào - hãy nhìn vào các cuộc tấn công của Mỹ, NATO và Israel vào các quốc gia khác mà xem".

Paul Craig Roberts cảnh báo: "Nếu Nga tiếp tục chần chừ trong sự thiếu quyết đoán, kết quả có thể xảy ra là một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu".

Tổng thống Ukraine không tin thế giới sẽ để Nga sử dụng vũ khí hạt nhân Tổng thống Ukraine không tin thế giới sẽ để Nga sử dụng vũ khí hạt nhân

TTO - Ngày 21-9, sau lời đe dọa sử dụng "sức mạnh của toàn bộ kho vũ khí" và lệnh động viên cục bộ của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông không tin thế giới sẽ để ông Putin sử dụng vũ khí hạt nhân.

TƯỜNG ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp