TTO - Là nhân chứng trong vụ trọng tài Võ Minh Trí bị hành hung trên đường cao tốc Trung Lương vào đêm 13-5, nguyên chủ tịch Hội đồng trọng tài quốc gia Nguyễn Văn Mùi cho rằng đến giờ này ông vẫn còn hãi hùng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Mùi cho biết đã 48 giờ đi qua, ông vẫn còn bàng hoàng, phẫn uất khi vụ việc luôn hiển hiện ra trước mắt.
- Hãi hùng có lẽ là từ ngữ chính xác nhất. Tôi tham gia công tác trọng tài từ năm 1975 tới nay, chưa lần nào bắt gặp cảnh tượng kinh hoàng như vậy. Hai thanh niên ấy không còn tính người, họ đấm, đạp và miệng thì liên tục chửi rủa đồng nghiệp của tôi một cách thậm tệ.
Rất may vào thời điểm ấy tôi có mặt trên xe và ngồi cạnh trọng tài Trí nên can gián và đỡ đòn cho anh ấy rất nhiều. Trợ lý trọng tài Nguyễn Ngọc Hà ngồi phía sau cũng lao lên ngăn chặn, nhưng bị vướng băng ghế nên sự hỗ trợ có phần hạn chế. Nhưng dẫu sao thì sự can thiệp và lớn tiếng la hét, cản ngăn của chúng tôi đã giải vây cho Trí thoát khỏi những chấn thương nghiêm trọng.
* Rời khỏi sân bóng, trọng tài luôn cô độc và cảm nhận được sự bất an sau khi điều khiển những trận cầu quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Ông có chia sẻ với suy nghĩ ấy?
- Trên sân cỏ trọng tài có chiếc còi, những thẻ phạt và sự bảo vệ của nhiều lực lượng. Nhưng bước ra khỏi sân bóng thì họ chỉ còn cách là phải tự bảo vệ mình. Làm sao tránh khỏi bất trắc khi một đằng thì cố ý, còn phía ngược lại thì luôn chực chờ sơ hở để manh động. Bất an và cô độc là điều mà mọi trọng tài luôn cảm nhận được.
Hai ngày qua, tôi vẫn thường xuyên liên lạc để động viên, an ủi Võ Minh Trí. Cậu ấy cũng thừa nhận tinh thần đang bấn loạn thật sự. Ra đường luôn phập phồng lo âu. Cũng cần thông cảm cho Trí vì lúc này anh chẳng khác gì “con chim sợ cành cong”. Chấn thương về thể xác rồi sẽ qua đi với Võ Minh Trí, nhưng chấn thương tinh thần sẽ đi mãi với anh trong nghiệp trọng tài.
- Từ đầu giải đến nay, trọng tài có nhiều sai sót. Cần phải bình tâm nhìn nhận rằng đó cũng là điều bình thường trong đời sống bóng đá. Bởi trọng tài cũng là con người. Anh xem bóng đá trực tiếp qua tivi sẽ thấy được trọng tài trong từng quyết định do những cảnh chiếu chậm ở nhiều góc độ khác nhau. Nhưng khi trên sân cỏ, trọng tài làm gì có máy móc hay tivi để xem lại quyết định ấy.
Tôi không bênh vực cho trọng tài mà chỉ muốn kêu gọi sự bao dung, chia sẻ cho người cầm cân nảy mực khi phải đưa ra quyết định trong tích tắc.
Đội bóng không hài lòng, chỉ trích trọng tài khi bại trận là điều luôn bắt gặp. Nhưng trọng tài đâu phải là tất cả nguyên nhân khiến đội bóng ấy bại trận. Việc thiếu am hiểu luật bóng đá của HLV, cầu thủ và một bộ phận khán giả cũng là nguyên nhân chính dẫn tới những sự phản ứng phi lý. Đôi khi vô tình kích động tâm lý đám đông để dẫn tới sự manh động.
Tôi thật sự thất vọng và buồn khi nhìn thấy và nghe được những hành vi, lời lẽ chỉ trích, mạt sát trọng tài Trí sau trận đấu của HLV Lê Thụy Hải trên sân Cao Lãnh. Ông ấy lớn tuổi, giỏi chuyên môn, làm bóng đá có thành tích nhưng lại quá hời hợt về luật bóng đá.
Đây không phải là lần đầu tiên ông ấy phê phán nặng lời trọng tài nơi đông người. Giá mà ban tổ chức giải, ban kỷ luật xử phạt nghiêm khắc như thói quen của các giải bóng đá nhà nghề quốc tế, thử hỏi ông Hải hay bất kỳ HLV nào đó có dám mạt sát trọng tài thậm tệ như vậy không!
Tôi buồn cho ông Hải ở chỗ ông đang là thành viên của một sân chơi chuyên nghiệp, nhưng lại có cách hành xử quá thiếu chuyên nghiệp. HLV phản ứng sai luật vì không hiểu luật sẽ tác động đến cầu thủ hoặc các thành viên khác trong đội bóng. Và điều đó dẫn tới việc săn sóc viên Hải Phòng phản ứng trọng tài Trí và bị mời ra khỏi khu vực kỹ thuật vào chiều 13-5 trên sân Cao Lãnh.
- Có hay không có quả phạt đền ấy thì Hải Phòng cũng không thể lật ngược thế trận trước Đồng Tháp chơi hay toàn diện. Tôi có cảm giác rằng việc cầu thủ cố tình gây hấn trọng tài là để thoái thác trách nhiệm của họ trong việc thua trận. Còn sâu xa hơn trong việc phản ứng thô bạo ấy tôi không dám khẳng định.
SĨ HUYÊN lược ghi
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận