30/12/2020 15:47 GMT+7

Ông Nguyễn Thế Kỷ: Sao xe quan chức biển ‘lộc phát’ nhiều thế?

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Tại buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết lịch sử ‘Hừng đông’ về nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, tác giả Nguyễn Thế Kỷ nói có một hiện tượng xã hội rất cần phải nghiên cứu là tại sao xe hơi của các quan chức lại mang biển ‘lộc phát’ nhiều thế?

Ông Nguyễn Thế Kỷ: Sao xe quan chức biển ‘lộc phát’ nhiều thế? - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thế Kỷ tại buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết thứ 2 của ông mang tên Hừng đông - Ảnh: T.ĐIỂU

Đây là cuốn tiểu thuyết thứ hai của ông Nguyễn Thế Kỷ, được ông chuyển từ kịch bản sân khấu Hừng đông năm 2016.

Cuốn tiểu thuyết tái hiện chân thật và sống động cuộc đời hoạt động cách mạng nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất đỗi hào hùng của nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, từ lúc ông tốt nghiệp trường Canh Nông của Pháp, quyết từ bỏ cuộc sống công chức trong bộ máy chính quyền thực dân, tham gia vào phong trào đấu tranh giành độc lập cùng với các chiến sĩ cách mạng khác, trải qua các vị trí chủ chốt trong Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương rồi hi sinh anh dũng sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.

Tại buổi ra mắt sách, ông Nguyễn Thế Kỷ cho biết ông chọn viết về nhân vật lịch sử Phan Đăng Lưu để tái hiện một thời kỳ hào hùng và vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng của những người cộng sản chân chính mang cả cuộc đời mình phụng sự cho quyền lợi của nhân dân, không vì một quyền lợi nào khác.

Kể câu chuyện về lớp cán bộ lãnh đạo kiên trung, bất khuất, chỉ một lòng vì dân vì nước trong một thời kỳ máu lửa của dân tộc như nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, tác giả Nguyễn Thế kỷ nói ông muốn ngầm đặt câu hỏi, cũng là mong ước: giá bây giờ trong bộ máy của Đảng mà cũng có nhiều những lãnh đạo như thế, chứ không phải là những cán bộ thì "chăm chăm nhìn ghế này ghế nọ", vun vén lợi ích cho mình.

Ông Nguyễn Thế Kỷ: Sao xe quan chức biển ‘lộc phát’ nhiều thế? - Ảnh 2.

Cuốn tiểu thuyết Hừng đông về nhà cách mạng Phan Đăng Lưu - Ảnh: T.ĐIỂU

Tiếp tục câu chuyện về "tự diễn biến" trong Đảng, ông Kỷ cho rằng có một hiện tượng xã hội rất cần được nghiên cứu đó là hiện tượng biển số xe của các quan chức toàn mang các số 6-8 (thể hiện mong ước lộc - phát). Ông đặt câu hỏi sao xe quan chức mang biển "lộc phát" nhiều thế? Các quan chức hiện nay không cần ngại ngần che giấu khát vọng bổng lộc giàu sang.

Viết cuốn tiểu thuyết này, ông muốn gửi gắm thông điệp tới lớp cán bộ hôm nay rằng trong mỗi con người đều có phần bóng tối và hừng đông, nhưng đã mang trọng trách của người cán bộ thì phải luôn nghĩ về mọi người, nghĩ về đất nước, nghĩ về nhân dân.

Về cuốn tiểu thuyết Hưng đông, nhà phê bình Bùi Việt Thắng đánh giá cuốn sách đã hài hòa được con người cách mạng và con người cá nhân trong nhân vật lịch sử Phan Đăng Lưu, với những đoạn đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật bằng giọng văn trữ tình đặc sắc.

Ông cũng đánh giá cao việc tác giả đã khôn ngoan lựa chọn dung lượng vừa phải cho cuốn tiểu thuyết. Con số gần 300 trang sách là phù hợp với thói quen đọc trong thời đại văn hóa nghe nhìn hiện nay.

Đại diện gia đình của nhà cách mạng Phan Đăng Lưu thì đánh giá cao cuốn tiểu thuyết ở khía cạnh đã vẽ lên đầy đủ nhất về cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Đăng Lưu cũng như khía cạnh con người trí thức của Phan Đăng Lưu, tình yêu gia đình của ông.

Ngoài hai cuốn tiểu thuyết Hừng đông (2020) và Truyện tình Khau Vai (2019), từ 2013 đến nay, ông Nguyễn Thế Kỷ đã xuất bản 2 tập sách lý luận về văn hóa, văn nghệ, 2 tập thơ, 7 kịch bản sân khấu.

Ông Nguyễn Thế Kỷ viết trường ca hơn 12.000 câu thơ về Bác Hồ Ông Nguyễn Thế Kỷ viết trường ca hơn 12.000 câu thơ về Bác Hồ

TTO - Ngày 13-12, tại Hà Nội, tác giả, nhà viết kịch Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt trường thiên sử thi về Chủ tịch Hồ Chí Minh với 12.668 câu thơ lục bát.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp