Chủ tịch Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sáng 24-7 - Ảnh: LÂM HOÀI |
Theo Chủ tịch thành phố, để đẩy mạnh hệ thống giao thông công cộng, Hà Nội sẽ xây dựng hệ thống đường sắt đô thị, tăng xe buýt, tăng tuyến...
Đến năm 2020, Hà Nội sẽ có thêm 1500 xe buýt với nhiều loại hình như buýt mini, buýt phục vụ du lịch... “Đến năm 2030, hệ thống phương tiện công cộng phải đảm bảo phục vụ 50-70% hành khách thì mới tiến đến hạn chế dần xe máy” - ông Chung cho hay.
Thông tin với cử tri về việc thành phố đang tập trung đầu tư các tuyến metro, trong đó kêu gọi thành công 3 nhà đầu tư nước ngoài, 6 nhà đầu tư trong nước theo hình thức đối tác công tư-PPP, ông Chung cho biết các dự án này sẽ được tạo điều kiện tối đa để sớm đi vào hoạt động. Mục tiêu là giảm áp lục hạ tầng, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Trước đó, nhiều cử tri quận Hoàn Kiếm băn khoăn về việc cấm xe máy trong nội đô mà đề án quản lý phương tiện giao thông của thành phố đề cập.
Ông Trần Ngọc Toán (phường Tràng Tiền) bày tỏ băn khoăn về tính khả thi của đề án, lý do bởi hạ tầng giao thông thành phố hiện nay là quá kém, xuống cấp, thiếu đồng bộ.
Theo ông Toán, việc di chuyển bằng xe máy vừa là thói quen của đại đa số người dân, vừa là sự thích nghi với đặc trưng nhiều ngõ, nhiều hẻm sâu của thành phố.
Ông Toán cũng nêu thực trạng phương tiện công cộng hiện nay còn quá tải, giờ cao điểm chen chúc, bỏ chuyến, thái độ lái phụ xe phục vụ chưa tốt, thậm chí thiếu văn hóa.
Trong khi đó, cử tri Nguyễn Văn Dũng (phường Hàng Đào) kiến nghị thành phố không nên cấm xe máy triệt để tại khu vực nội đô mà chỉ hạn chế dần theo lộ trình cụ thể.
“Tôi nghĩ trước mắt cần giảm đăng ký mới xe máy trước khi cấm triệt để thì mới khả thi. Ngoài ra phải phát triển xe buýt thật văn minh để người dân tiến tới tự nguyện bỏ xe máy đi lại bằng xe buýt”, ông Dũng nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận