17/07/2024 08:14 GMT+7

Ông Macron chấp thuận cho Thủ tướng Pháp từ chức

Ngày 16-7, Tổng thống Emmanuel Macron đã chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Pháp Gabriel Attal, nhưng yêu cầu ông tạm thời tiếp tục nắm quyền cho đến khi thành lập chính phủ mới.

Một người phụ nữ nhìn vào màn hình trong phòng truyền thông tại trụ sở Hãng tin AFP ở Paris. Trên màn hình là Thủ tướng Pháp Gabriel Attal trong cuộc phỏng vấn trên chương trình tin tức buổi tối của kênh truyền hình Pháp TF1 vào ngày 16-7 - Ảnh: AFP

Một người phụ nữ nhìn vào màn hình trong phòng truyền thông tại trụ sở Hãng tin AFP ở Paris. Trên màn hình là Thủ tướng Pháp Gabriel Attal trong cuộc phỏng vấn trên chương trình tin tức buổi tối của kênh truyền hình Pháp TF1 vào ngày 16-7 - Ảnh: AFP

"Để giai đoạn này kết thúc càng sớm càng tốt, các lực lượng Cộng hòa phải hợp tác để xây dựng sự đoàn kết xung quanh các dự án và hành động nhằm phục vụ người dân Pháp" - Điện Elysee nêu trong thông cáo báo chí.

Với việc tạm thời nắm quyền, ông Attal và đội ngũ của ông sẽ có những quyền lực hạn chế. Họ chỉ có thể giám sát hoạt động bình thường của chính quyền và can thiệp trong trường hợp khẩn cấp.

Điện Elysee cho biết ông Attal và đội ngũ của ông sẽ "xử lý công việc hằng ngày cho đến khi chính phủ mới được thành lập".

Kế nhiệm bà Elisabeth Borne, ông Attal được bổ nhiệm làm thủ tướng Pháp vào ngày 9-1 năm nay ở tuổi 34, trở thành người trẻ nhất giữ chức thủ tướng trong lịch sử Pháp.

Ông Attal đã đệ đơn từ chức lên ông Macron từ hôm 8-7 sau khi đảng cầm quyền không đảm bảo được thế đa số trong cuộc bầu cử Quốc hội. 

Nhưng ông Macron yêu cầu Thủ tướng Attal tiếp tục giữ chức vụ "trong thời điểm này" để đảm bảo sự ổn định của đất nước, trong lúc không có người thay thế.

Ông Macron nói với các bộ trưởng ông sẽ yêu cầu ông Attal ở lại "trong vài tuần", có thể cho đến sau Olympic Paris 2024 (khai mạc vào ngày 26-7). Việc ông Attal tạm thời nắm quyền trong thời gian Pháp đăng cai Olympic cũng sẽ giúp các đảng phái chính trị của Pháp có thêm thời gian để xây dựng liên minh cầm quyền.

Pháp đối mặt với thế bế tắc chính trị sau khi cuộc bầu cử vào ngày 7-7 tạo ra một "Quốc hội treo" (tình trạng không có bất kỳ đảng chính trị nào giành được đa số trong quốc hội sau bầu cử). Điều này khiến Pháp không có con đường rõ ràng để thành lập chính phủ mới.

Liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP) - giành được nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử vừa qua - đang nỗ lực chọn ra ứng viên làm thủ tướng để thành lập chính phủ. 

Tuy nhiên, xung đột nội bộ đã cản trở nỗ lực tìm kiếm một nhân vật có thể vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.

Chính trường Pháp vẫn bế tắc, chưa rõ ai sẽ làm thủ tướngChính trường Pháp vẫn bế tắc, chưa rõ ai sẽ làm thủ tướng

Liên minh các đảng đã chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp ở Pháp vừa qua thừa nhận chưa thể thống nhất đề cử thủ tướng trước ngày Hạ viện khóa mới khai mạc, gieo nhiều nghi ngại về tình hình chính trường Pháp.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp