15/11/2013 06:00 GMT+7

Ông hiệu trưởng đi lên từ học trung cấp

MINH GIẢNG
MINH GIẢNG

AT - Xuất ngũ, ông vừa làm phụ hồ vừa học trung cấp tại chức, sau đó học ĐH tại chức, học tiếp lên thạc sĩ, đi dạy, viết sách, mở trường trung cấp và hiện đang làm nghiên cứu sinh. Ông quan niệm, việc học là vô bờ. Mỗi người tùy vào điều kiện của mình, hãy chọn hướng đi phù hợp, không nhất thiết vào ĐH bằng mọi giá.

1eFTSL7I.jpgPhóng to
Ông Đặng Văn Sáng trong một giờ lên lớp - Ảnh: Như Hùng

Ông Đặng Văn Sáng - hiệu trưởng Trường trung cấp Ánh Sáng (TP.HCM) - hiện đang làm nghiên cứu sinh về ngành quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, đây là điều mà cách đây hơn 20 năm, ông nằm mơ cũng không dám nghĩ tới. “Ba mẹ làm nông lại có đến chín người con, tôi là con út nên may mắn được học hết THPT, các anh chị vì điều kiện khó khăn nên phải nghỉ học sớm đi làm kiếm sống. Tôi may mắn được học hết THPT nhưng lúc đó ba mẹ đã lớn tuổi (gần 70 tuổi), nhà không có điều kiện nên sau khi tốt nghiệp, dù muốn tiếp tục đi học nhưng tôi đăng ký đi bộ đội” - ông Sáng bộc bạch.

Vừa làm vừa học

Dù đã có bằng thạc sĩ và đang làm nghiên cứu sinh nhưng lý lịch của ông trên trang web của trường luôn thể hiện đầy đủ thời gian học các bậc bắt đầu từ trung cấp. Có người nói với ông, chỉ nên để học vị thạc sĩ, không nên nói đến việc từng học trung cấp, ĐH tại chức. Ông nói, việc học như việc mình đi tới chân trời, mình càng đi tới gần thì nó lại càng tiến xa hơn và mỗi người tùy vào điều kiện của mình chọn cách đi riêng phù hợp, miễn sao họ cố gắng và học tập tốt. “Trước khi bắt đầu dạy cho một lớp mới, tôi luôn chia sẻ với các em một điều: tôi cũng đã từng học trung cấp như các em. Khởi đầu là như nhau và để được đứng trên bục giảng như ngày hôm nay, tôi đã quyết tâm và cố gắng rất nhiều, các em cũng có thể làm được điều đó, thậm chí là tốt hơn tôi đã làm” - ông chia sẻ.

Sau khi xuất ngũ năm 1993, ông khăn gói vào Đồng Nai làm phụ hồ. Được một thời gian, ông lên TP.HCM đăng ký học trung cấp tại chức. Với nghề lái xe được học khi tại ngũ, ông vừa học, vừa lái xe thuê, đi làm hồ, tiếp thị để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống và học tập tại Sài Gòn. Tốt nghiệp, ông đi làm cho công ty, sau đó nhận làm thêm dịch vụ kế toán tại nhà. Cuộc sống tạm ổn, ông đăng ký học ĐH tại chức ngành quản trị kinh doanh - ngoại thương. Cứ như thế, ông vừa làm vừa học. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông bắt đầu đi dạy trung cấp, hướng dẫn thực hành ngành kế toán, đồng thời học tiếp ĐH văn bằng hai về kế toán kiểm toán. Năm 2005, ông hoàn thành chương trình thạc sĩ tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Năm 2007, ông mở Trường trung cấp Ánh Sáng.

Nói về lựa chọn bậc học ban đầu của mình là trung cấp, ông chia sẻ: lúc đó cũng muốn theo học ĐH tại chức ngay nhưng tôi nghĩ, học ĐH thời gian quá dài trong khi điều kiện gia đình không cho phép, thế là tôi quyết định học trung cấp - thời gian ngắn, ra trường có thể đi làm để tự lo cho cuộc sống của mình. Giờ nghĩ lại, tôi thấy rằng bằng cấp không phải là yếu tố quyết định, quan trọng là kiến thức và khả năng làm việc của mình. Học trung cấp, đi làm và thực tế đã cho tôi nhiều bài học và kinh nghiệm. Điều này tạo nền tảng rất tốt khi theo học ĐH hay các bậc học cao hơn. Bậc học nào cũng có giá trị của nó và những điều mình học được luôn có ích cho cuộc sống và công việc sau này.

Hoài bão và kiên trì

Thời gian ông đi dạy, làm công tác quản lý cũng hơn 10 năm. Điều ông tâm tư nhất là rất nhiều gia đình, học sinh quay lưng với bậc học trung cấp chuyên nghiệp. Ai cũng muốn vào ĐH, CĐ bất chấp điều kiện, sở thích và sự phù hợp với bản thân người học. Áp lực từ gia đình, xã hội, bạn bè khiến học sinh có tâm lý chạy theo trào lưu phải vào ĐH bằng mọi giá mà không xét đến sở trường, khả năng, sức khỏe và điều kiện kinh tế gia đình. Nhiều em học xong ĐH, để lại cho gia đình món nợ cả trăm triệu. Theo ông, thành công sẽ đến với người có lựa chọn đúng và có hoài bão, kiên trì và nỗ lực hết mình. Đặt ra cho mình một lịch trình khoa học, phân bổ thời gian hợp lý cho việc học, việc làm của mình.

Chia sẻ kinh nghiệm từ bản thân, ông cho rằng khả năng của mình đến đâu, hãy đi chừng đó, đi từng bước một, kiên trì và làm chắc từng bước. Đi bước ngắn, bước chậm mà chắc chắn sẽ tốt hơn là bước một bước dài và nhanh nhưng bị vấp ngã. Ông nói, đến thời điểm này, điều làm ông vui nhất đó là có những học sinh trung cấp của mình giờ đã thành đạt có công việc ổn định và tiếp tục học lên đại học, thạc sĩ. Không đặt mục tiêu giáo dục quá cao xa, ông chỉ nói rằng có những học sinh học nhiều năm vẫn chưa thể xong bậc THPT nhưng vẫn cố bằng mọi giá để hoàn thành và để được thi ĐH cho gia đình vui. Khi theo học trung cấp, cái họ tiếp thu được là kiến thức, kỹ năng để phục vụ trực tiếp cho nghề nghiệp và cuộc sống sau này. Đó là giá trị đào tạo gia tăng mà cơ sở giáo dục đã mang lại cho họ và mỗi trường, mỗi người thầy cần phải nỗ lực làm tốt việc đó. Việc làm, thành công của người học chính là thước đo giá trị bằng cấp của người thầy.

3gmtbw6L.jpgPhóng to

Áo Trắng số 20 ra ngày 1/11/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

MINH GIẢNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp