08/12/2010 11:01 GMT+7

Ong bắp cày dùng năng lượng mặt trời

TIẾP TRƯƠNG (theo BBC)
TIẾP TRƯƠNG (theo BBC)

TTO - Loài ong phương Đông này thuộc họ ong bò vẽ, có một cấu trúc đặc biệt trên khoang bụng giúp thâu nhận ánh mặt trời, và một sắc tố đặc biệt giúp chuyển hóa thành năng lượng.

zv4Fdwn1.jpgPhóng to

Ong bắp cày, tên khoa học là Vespa orientalis sống chủ yếu từ cận đông tới Ấn Độ. Chúng đào hang dưới đất để làm tổ. Các nhà khoa học từ lâu đã biết một điều: trời càng nắng nóng chừng nào, ong bắp cày càng đào hăng chừng đó.

Nghiên cứu cho thấy phần thân màu nâu có những tố chất chống phản xạ rất tốt. Chúng chia nhỏ tia nắng và phân tán ra thành nhiều hướng.

Phần bụng màu vàng có những gò hình oval, trên mỗi gò lại có những lỗ nhỏ lõm sâu vào. Những cấu trúc này khiến cho lớp biểu bì của ong hút ánh nắng vào người.

Nhưng ánh nắng phải thông qua “xử lý” và đó là nhờ các sắc tố. Nếu như melanin làm cho ong có màu nâu thì xanthopterin làm cho phần đầu và bụng ong có màu vàng sáng.

“Xanthopterin giống như nguyên tử hái lượm ánh sáng và chuyển hóa thành điện năng”, tiến sĩ Plotkin, trưởng nhóm nghiên cứu làm việc tại Anh và Israel, cho biết.

Đó có thể là lý do tại sao ong bắp cày, khi trời nắng nóng, càng “cày” hăng.

TIẾP TRƯƠNG (theo BBC)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp