31/03/2013 13:35 GMT+7

Ông Alan Phan chính thức gửi thư cho doanh nghiệp BĐS

H.NHỰT
H.NHỰT

TTO - Đúng 12g trưa ngày 31-3, tiến sĩ Alan Phan đã công bố thư gửi đến 1.000 hội viên của Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội (HNReal). Trong thư lý giải khá kỹ những vấn đề mà HNReal đã gửi đến ông.

Mời bạn đọc BẤM VÀO ĐÂY để xem toàn văn Thư gửi Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội.

w90DpZtc.jpgPhóng to
Tiến sĩ Alan Phan (trái) và ông Nguyễn Văn Đực (công ty địa ốc Đất Lành - thành công với nhiều dự án nhà giá thấp), trong một hội nghị đầu tư tại TP.HCM - Ảnh: Hồng Nhựt

Tiến sĩ Alan Phan cũng đưa ra giải pháp cho tình thế cấp bách hiện nay như sau: “Trong nền kinh tế trí thức toàn cầu này, sáng tạo vẫn là một điều kiện tiên quyết cho mọi doanh nghiệp. Tôi không kinh doanh BĐS từ năm 1982, nên tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ”. Nhưng tôi nhận thấy có những đại gia “thật lớn” của BĐS đã phát triển mạnh trong khủng hoảng này. Bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai chọn giải pháp “xuất ngoại” khi bán tháo BĐS tại Việt Nam và đem tiền đổ vào Lào và Myanmar. Ngài Vượng của Vincom đạt được danh tỷ phú USD với phân khúc trung tâm thương mại cao cấp trong thời bão táp. Ngài Quang của công ty Nam Long thì thành công với vốn ngoại và mô hình E-Home cho phân khúc trung lưu. Các trường hợp phát triển như anh Lương Trí Thìn của Đất Xanh Group hay anh Nguyễn Văn Đực của công ty Đất Lành là những thí dụ khác. Trong lãnh vực vật liệu xây dựng, sản phẩm nhà tiền chế theo dây chuyền hay các vật liệu từ công nghệ cao và xanh đã biến nhiều doanh nhân thế giới thành tỷ phú. Trí tuệ Việt chắc chắn phải có rất nhiều… Ngô Bảo Châu… trong ngành BĐS. Đây là tương lai của BĐS Việt trong mong đợi của mọi người; không phải hình ảnh của các zombies (xác chết biết đi) níu kéo vào dây trợ sinh trên giường bệnh.”.

Theo ông Alan Phan, những ảnh hưởng tích cực sau đây sẽ quay về giúp nền kinh tế tiến về một định hướng bền vững hơn:

1. Khi đa số người dân sở hữu một căn nhà, tầm nhìn và niềm tin của họ vào tương lai vững vàng hơn. Bây giờ họ có một tài sản gì để mất; do đó, sự đóng góp của họ vào nền kinh tế sẽ năng động và tích cực.

2. Niềm tin này mới là “gói kích cầu” quan trọng hơn cả cho thị trường tiêu dùng và nó sẽ kích hoạt các cơ sở công nghiệp cũng như nông nghiệp gia tăng sản xuất, giảm lượng tồn kho và cải thiện năng suất lao động để cạnh tranh. Nên nhớ là tiền dự trữ trong dân nhiều gấp 3 lần tiền dự trữ của chánh phủ;

3. Khi các zombies bị loại bỏ khỏi hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán, những định chế sống sót sẽ mạnh hơn nhờ thị phần gia tăng; sẽ chăm chú hơn vào ngành nghề cốt lõi (sau bài học đầu tư đa ngành) và lo trau luyện những kỹ năng cần cho sự cạnh tranh dài hạn;

4. Lạm phát hay tỷ giá sẽ không tăng tốc lâu dài, vì chính phủ không cần in tiền thêm để cứu ai (một thông điệp rất rõ cho các DNNN) và ngân sách sẽ bội thu nhờ thuế phí tăng thu từ sự tăng trưởng GDP; cũng như nguồn ngoại tệ sẽ dồi dào hơn với sinh lực mới của khu vực xuất khẩu;

5. Khi kinh tế vĩ mô ổn định và khi luật thị trường thay thế luật “hành dân”, niềm tin quay lại với các nhà đầu tư quốc tế và kiều hối. Kênh ngoại tệ này sẽ thâu ngắn sự hồi phục và giúp chúng ta một lợi thế cạnh tranh mới.

Theo bạn, thị trường bất động sản, nên:
Để rơi tự do Bơm tiền cứu thị trường Ý kiến khác
H.NHỰT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp