22/10/2017 07:43 GMT+7

'Ở VN chạy xe không bóp còi, an toàn mới lạ'!

ĐOÀN SỸ
ĐOÀN SỸ

TTO - Theo bạn đọc Đoàn Sỹ, với tình hình giao thông ở VN hiện nay, chạy xe không bóp còi an toàn mới lạ. Là người đi đường, bạn nghĩ sao?

Ở VN chạy xe không bóp còi, an toàn mới lạ! - Ảnh 1.

Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục  xin giới thiệu ý kiến này.

"Xem loạt bài tôi tự hỏi mình: sao lạ vậy? Hóa ra người Việt mình biến tiếng còi xe là phương tiện đánh giá nhân cách lúc nào vậy?

Ở đây, tôi chỉ xét trên một bình diện chức năng của chiếc còi.

Thứ nhất, đơn giản trong các bộ phận của một chiếc xe, còi có vị trí và chức năng của nó. Nếu nó vô dụng thì nhà sản xuất đã không sản xuất nó. Còi xe không phải để trang trí, hay tăng thêm tính thẩm mỹ cho chiếc xe, nhưng để giúp con người. 

"Thay vì một tiếng gào thét: "Thằng kia, mày bị điên à!", thì tiếng còi giúp họ trở lại với "giây phút thực tại" mà chẳng làm tổn thương ai".

Đoàn Sỹ

Ở đây chúng ta nên nhớ, chức năng của nó là hỗ trợ con người trong khi tham gia giao thông. Nó chỉ là phương tiện giúp đỡ con người.

Thứ hai, rõ ràng trong luật tham gia giao thông, nếu bạn muốn vượt xe đi trước mình, bạn phải xinhan và bấm còi. 

Nếu nói một cách khách sáo, đây là một văn hóa khi tham gia giao thông, nhưng nếu nói một cách nhân bản thì mình đang tôn trọng những người đang tham gia giao thông. 

Mình đang muốn báo hiệu để xin họ nhường đường và tránh những hậu quả đáng tiếc trong khi di chuyển.

Thứ ba, con người ngày nay đang bị bao quanh bao nhiêu là áp lực, vì thế nhiều người đi đường tay lái xe, nhưng tâm trí ở trên giường vì thèm ngủ, ở công ty vì lo công việc, ở trường học vì lo bài vở… 

Thế nên, tiếng còi ở đây có thể giúp họ "thức giấc". Thay vì một tiếng gào thét: "Thằng kia, mày bị điên à!" thì tiếng còi giúp họ trở lại với "giây phút thực tại" mà chẳng làm tổn thương ai. 

Như vậy, rõ ràng tiếng còi giúp con người tránh những trường hợp không đáng có khi tham gia giao thông.

Thứ tư, tiếng còi không thể đánh giá nhân cách con người. Nhân cách con người hình thành đâu phải dựa trên tiếng còi xe mà từ gen di truyền, từ giáo dục, từ môi trường và từ chính bản thân của người đó. 

Nếu một ai đó sử dụng còi xe đúng chức năng như tôi đã nêu trên thì rõ ràng họ đang thể hiện một người có nhân cách đấy chứ.

Như vậy, với tôi, để đánh giá con người chúng ta phải cẩn thận xem xét, chứ đừng vì ra đường thấy ai đó bấm còi thì quy chụp đánh giá nhân cách họ thấp. 

Nói đến đây, tôi vẫn không thể phủ nhận nhiều người khi tham gia giao thông họ rất hay bấm còi. 

Tôi cũng đã từng bực mình khi một lần đi xe buýt, bác tài bấm còi liên tục, nhưng bác tài đã làm đúng, không những đúng mà bác còn rất trách nhiệm và vô cùng nhân văn trong khi tham gia giao thông.

Xe buýt thì lớn, trong khi đường thì nhỏ, xe máy thì đi san sát xe buýt, chỉ cần bác tài không cẩn thận một chút, chắc chắn điều không may sẽ tới. 

Bác tài đặt mạng sống con người cao hơn những thái độ khó chịu của hành khách hay người đi đường. Nhưng lúc đó, bác tài đang sống đúng với bản chân của mình: Lái xe với tất cả sự an toàn.

Vậy để kết thúc bài viết này, thay vì đem tiếng còi để đánh giá nhân cách con người thì hãy xem mình đã thực hiện đúng văn hóa tham gia giao thông chưa? 

Còn nhân cách con người thì khoan hãy bàn.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, làm thế nào để dẹp đi những tiếng còi xe lạc lõng, gây phản cảm? Mời bạn hiến kế và chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi về địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn bạn!

ĐOÀN SỸ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp