12/08/2011 06:34 GMT+7

Ô nhiễm môi trường nông thôn

NGUYÊN LINH
NGUYÊN LINH

TT - Ngày 11-8, kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa VI tiếp tục với phần chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND. Phần lớn nội dung chất vấn tập trung vào những vấn đề cử tri bức xúc hiện nay như: giá cả tăng cao, nạn khai thác cát sạn trái phép và ô nhiễm môi trường ở nông thôn.

viBaADix.jpgPhóng to

Rác tràn ngập trên Đầm Chuồn, xã Phú An, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) - Ảnh: Thái Lộc

Đại biểu Phan Công Tuyên đặt câu hỏi: “Lạm phát, giá cả tăng cao, đời sống của người dân có mức thu nhập thấp gặp rất nhiều khó khăn, UBND tỉnh đã có những giải pháp nào nhằm bảo đảm an sinh xã hội?”. Ông Nguyễn Thanh Kiếm, giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh, trả lời: “Tỉnh đã hỗ trợ 3,3 tỉ đồng tiền điện cho hộ nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo trị giá 42,6 tỉ đồng; học sinh - sinh viên nghèo được hỗ trợ 6,1 tỉ đồng, miễn giảm học phí 29,7 tỉ đồng, cho sinh viên vay 20 tỉ đồng, hỗ trợ 2.500 tấn gạo và 8 tỉ đồng cho gia đình chính sách, hộ nghèo và hộ chịu ảnh hưởng của thiên tai”.

Theo ông Kiếm, thời gian tới tỉnh tiếp tục cho hộ nghèo vay vốn, bổ sung hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, miễn giảm học phí cho con em hộ nghèo; hỗ trợ giống lúa cho nông dân sản xuất; dạy nghề cho lao động nông thôn, dân vạn đò, thực hiện các chính sách hỗ trợ đối tượng nghèo, hộ tái định cư, hộ bị thu hồi đất sản xuất; đồng thời thực hiện các giải pháp để bình ổn giá, chống nạn đầu cơ, không để xảy ra tình trạng sốt giá, khan hiếm hàng...

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Huyền đặt câu hỏi đến bao giờ Nhà máy ximăng Long Thọ mới di dời khỏi TP Huế để chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo đời sống cho người dân P.Thủy Biều? Ông Nguyễn Đình Đấu, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh, cho biết từ năm 2010 đến 2012 sẽ chuẩn bị các điều kiện để di dời nhà máy (như tìm vị trí mới, sắp xếp lao động, di dời bộ phận sản xuất gạch ống). Đến đầu năm 2013, chấm dứt việc đốt lò ximăng, duy trì trạm nghiền ximăng, sản xuất gạch, xây dựng khu du lịch để giải quyết lao động, chấm dứt việc ô nhiễm môi trường.

Liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, nhiều ý kiến của đại biểu nêu tình trạng rác thải sinh hoạt vùng nông thôn chưa được thu gom và xử lý nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ông Đấu cho rằng ý thức bảo vệ môi trường của chính quyền cấp huyện, xã chưa cao và người dân vứt rác bừa bãi dẫn đến môi trường nông thôn bị ô nhiễm nặng. Ông Đấu đề nghị khi chưa có khu liên hiệp xử lý rác thải, mỗi xã phải xây dựng một bãi rác tập trung, đồng thời bố trí ngân sách cho việc thu gom rác thải...

Quảng Trị: Vẫn “nóng” chuyện hạ tầng thủy lợi - đê điều

Tại kỳ họp lần thứ 2 HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VI, các kiến nghị của cử tri tập trung chủ yếu vào những bất cập về hạ tầng thủy lợi - đê điều và vấn đề tài nguyên - môi trường.

Việc nhiều công trình thủy lợi ở các xã Hướng Hiệp, Mò Ó, A Bung (huyện Đakrông) do thiết kế, thi công chất lượng kém cộng với thiên tai nên không phát huy hiệu quả, cử tri đề xuất nhiều lần vẫn chưa được giải quyết. Cử tri huyện Hải Lăng kiến nghị khắc phục tình trạng đê bao ở các xã vùng trũng còn thấp, chống lũ không như mong đợi.

Việc sạt lở bờ sông Bến Hải, sông Hiếu, sông Thạch Hãn đang diễn ra nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của hàng vạn người thuộc các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị... Tuy nhiên, việc khắc phục vấn nạn này bằng cách xây kè chống sạt lở, theo UBND tỉnh mới chỉ đang “phê duyệt dự án đầu tư và tiến hành các thủ tục xin vốn xây dựng”.

Tình trạng khai thác vàng sa khoáng trái phép ở khu vực rừng đầu nguồn các huyện Đakrông, Vĩnh Linh... gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của người dân đã được cử tri phản ảnh nhiều lần nhưng đến nay vẫn không dẹp bỏ được. Cử tri trên địa bàn cũng cho rằng việc quản lý thu phí đào đãi vàng còn nhiều bất cập, người dân trong vùng không được hưởng lợi gì, nhưng hậu quả nặng nề do việc đào đãi vàng gây ra thì người dân phải trực tiếp gánh chịu.

* Biển chỉ dẫn đường lạc hậu. Trên quốc lộ 1, đoạn qua khu phố Chính Bắc, P.Xuân Thành, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) có một biển chỉ đường ghi “TT (thị trấn) Sông Cầu: 2km” (ảnh). Biển chỉ dẫn này đã lạc hậu vì từ cuối tháng 9-2009, huyện Sông Cầu đã trở thành thị xã Sông Cầu và thị trấn Sông Cầu không còn nữa mà được phân thành bốn phường nội thị.

V6pWplXj.jpgPhóng to
Ảnh: Duy Thanh

Ông Cù Huy Kiểm - phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quản lý và sửa chữa đường bộ Phú Yên - thừa nhận có sơ suất khi một thời gian dài không kiểm tra nên không phát hiện chi tiết lạc hậu trên và hứa sẽ sớm chỉnh sửa biển chỉ dẫn đường này.

* Đèn đường sáng giữa ban ngày. Hai ngày qua, dãy bóng đèn trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) bật sáng giữa ban ngày (ảnh).

xxNwavLZ.jpgPhóng to
Ảnh: D.Quất

Ông Nguyễn Sự, bí thư đảng ủy xã Phổ Ninh, cho biết dàn đèn đường sáng giữa ban ngày là do sự cố chạm khóa tự động. Theo ông Sự, sự cố này xảy ra liên tục trong thời gian qua và xã đã nhờ ngành điện sửa chữa nhưng không dứt điểm được.

NGUYÊN LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp