15/10/2014 09:49 GMT+7

Ô nhiễm đất: SOS!

XUÂN LONG thực hiện
XUÂN LONG thực hiện

TTO - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) Hoàng Dương Tùng đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ về thực trạng ô nhiễm đất.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng - Ảnh: Nguyễn Khánh
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng - Ảnh: Nguyễn Khánh

Ông Tùng cho biết:

- Qua quan trắc tại 140 điểm của 28 tỉnh, thành phố, có thể khẳng định nhiều nơi nguồn ô nhiễm trong đất đã vượt ngưỡng. Những vùng đất bị ô nhiễm cao tập trung quanh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và đất nông nghiệp. 

* Thưa ông, nguồn gây ô nhiễm chính cho đất xuất phát từ đâu? 

- Đáng chú ý, các nguồn gây ô nhiễm cho đất đều bắt đầu từ các hoạt động của con người. Thứ nhất, đó là nguồn nước thải xả vào môi trường chưa đạt tiêu chuẩn, việc chôn lấp rác thải, chất chứa rác thải bừa bãi, cuối cùng thẩm thấu hết vào đất.

Thứ hai, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tùy tiện làm cho mức độ ô nhiễm đất gia tăng.

Thứ ba, ngay trong những vùng sản xuất, tình trạng sử dụng nước ô nhiễm tưới tiêu vẫn còn, đây cũng là nguyên nhân khiến cho chất lượng đất suy giảm.

Đáng nói nhất là đất ở một số môi trường làng nghề, từ nước thải, chất thải, thậm chí cả nguồn thải nguy hại xả dồn vào đất.

* Ông thấy việc nhìn nhận về ô nhiễm đất hiện nay như thế nào?

- Còn rất đơn giản! Thực tế ô nhiễm đất không như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước có thể nhìn thấy, ngửi thấy ngay. Ô nhiễm đất phải qua quan trắc, thậm chí có vùng trải qua bao nhiêu năm tích tụ rồi nguồn ô nhiễm mới làm thay đổi chất lượng đất, và khả năng nguy hại cho con người cũng ngấm dần, ngấm dần. 

Ở ngay các làng nghề, ngành nghề sản xuất, vì lý do mưu sinh, đôi khi việc cảnh báo, tuyên truyền ngăn ngừa các hành vi gây ô nhiễm cho đất còn bị xem nhẹ.

Có làng nghề tái chế chất thải điện tử, nguồn ô nhiễm từ kim loại nặng được đưa qua nước thải vào đất ở của chung gia đình. Biện pháp xử lý mới chỉ thông qua việc xử lý xả thải gây ô nhiễm, xử lý việc chôn lấp không đúng quy định, từ đó góp phần ngăn chặn gây ô nhiễm đất.

* Theo ông, giải pháp nào hiệu quả để tình trạng ô nhiễm đất không gia tăng?

- Ở các nước phát triển, việc quản lý đất có hồ sơ từng thửa, và phải công khai chất lượng đất của từng thửa, nhưng ở mình chưa làm được như vậy.

Vì vậy, giải pháp chính được xác định là ngăn chặn và phục hồi. Trước tiên phải nói việc phục hồi đất ô nhiễm là vấn đề cực khó và rất tốn kém.

Ví như việc xử lý đất nhiễm chất độc diôxin đòi hỏi phải có công nghệ tiên tiến và nguồn kinh phí khổng lồ. Hoặc việc xử lý phục hồi đất ô nhiễm qua vụ chôn thuốc trừ sâu của Công ty Nicotex Thanh Thái (Thanh Hóa), phải bóc toàn bộ lớp đất ô nhiễm, phải thuê đơn vị có công nghệ mới phục hồi được. 

Ngay chương trình mục tiêu quốc gia về xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở các kho thuốc ngày xưa, đến nay dù đang thực hiện nhưng kinh phí phải đầu tư cũng rất lớn, làm cũng không dễ một chút nào nên việc xử lý cũng chưa được nhiều.

Còn các giải pháp xử lý đơn giản nhất là công nghệ đốt, bóc đất đi xử lý, đổ bê tông khoanh vùng ô nhiễm, trồng cây sinh học, nhưng giải pháp nào cũng tốn kém và không thể xử lý ở diện rộng. 
 

Giải pháp hiệu quả nhất, rẻ nhất 

Thứ nhất, phải ngăn chặn triệt để các hành vi xả trộm nước thải, chất thải, chôn lấp trộm chất thải và chôn lấp chất thải nguy hại không đúng quy định, hạn chế chôn lấp chất thải nguy hại.

Thứ hai, phải kiểm soát chặt chẽ nguồn thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là thuốc không được phép sử dụng vì những loại thuốc này độc tố rất lớn, rất nguy hại. Phải tuyên truyền để người dân, các đơn vị thay đổi nhận thức, quan tâm thật sự để không có những hành vi gây ô nhiễm đất. 

Hiện nay, Luật bảo vệ môi trường 2014 cũng đã có hẳn một chương về ô nhiễm đất, kiểm soát môi trường đất, trong đó đã xác định trách nhiệm của chủ sử dụng đất. Cụ thể là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quyền sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất. Còn trách nhiệm này ra sao thì quá trình xây dựng nghị định hiện nay đang bàn, đang lấy ý kiến. 

Trước mắt sẽ theo hướng quy trách nhiệm cho những chủ sử dụng diện tích đất lớn, trong đó có trách nhiệm phải đảm bảo chất lượng đất và sẽ xác định các chế tài xử lý với những trương hợp vi phạm, gây ô nhiễm môi trường đất. 

Hoàng Dương Tùng

XUÂN LONG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp