Phóng to |
Ảnh: Q.THANH |
Mở đầu cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ xoay quanh cảnh báo này, tiến sĩ LÊ VĂN KHOA (ảnh) - chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM - bắt đầu bằng hình ảnh:
- Đeo khẩu trang khi ra đường đã trở nên quen thuộc đối với nhiều người sinh sống tại TP.HCM. Không cần đến các thiết bị phân tích, đo đạc hiện đại, người dân bình thường cũng có thể dễ dàng nhận biết và phản ứng với tình trạng ô nhiễm không khí: mắt thấy khói đen, có màu, cay mắt; mũi nhận biết mùi khét, mùi hôi của khí độc; cảm nhận khô họng, ho, lên cơn suyễn, khó thở, hoa mắt, choáng váng, đau ngực...
Bụi (TSP, PM10), CO, SO2, NO2, O3 là những chất ô nhiễm không khí phổ biến, thường phát sinh từ các hoạt động sản xuất và giao thông. Hạt bụi (PM) có kích thước nhỏ hơn 10mm và 2,5mm là những chất dễ bị hít thở sâu vào cơ thể, thường phát sinh trực tiếp từ xe môtô, nhà máy điện... hoặc được hình thành trong không khí qua phản ứng của các loại khí thải với nhau. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận các hạt bụi mịn có kích thước nhỏ hơn 1mm có chứa kim loại như sắt có thể là thành phần độc nhất trong hỗn hợp. Bụi trong khí thải diesel được ghi nhận có khả năng gây ung thư ở người, chẳng hạn như ung thư phổi... |
- Ô nhiễm không khí tại TP.HCM có nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đáng kể hơn là từ hoạt động giao thông (với khoảng 3 triệu xe hai bánh gắn máy và hơn 300.000 ôtô các loại, ước tính “đóng góp” 60-70% ô nhiễm do khí thải). Trong khi đó, “đóng góp” ô nhiễm không khí từ sinh hoạt dân cư và tự nhiên tại TP.HCM là không đáng kể.
*TP.HCM có hệ thống theo dõi liên tục diễn biến chất lượng không khí. Qua đo đạc liên tục trong năm năm gần đây nhất, ông có thể cho biết chất lượng không khí ở thành phố này diễn biến ra sao?
- Kết quả đo đạc về chất lượng không khí liên tục từ năm 2002 đến nay đã cho thấy ở khu vực dân cư chất lượng không khí tương đối tốt. Nồng độ ozon (O3) dao động trong khoảng 28-48 micrôgam (mg)/m3, đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937-2005).
Nồng độ ôxit nitơ (NO2) dao động trong khoảng 17-29mg/m3 và ôxit lưu huỳnh (SO2) dao động trong khoảng 6-51mg/m3, đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. Tuy nhiên, nồng độ bụi PM10 (hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10 micrômet-mm) trung bình năm, tính từ năm 2002 đến nay dao động trong khoảng 61-81mg/m3, không đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh, (được giới hạn tối đa ở mức 50mg/m3).
Trong khi đó, chất lượng không khí ven đường thì kém hơn nhiều. Cũng theo kết quả đo đạc từ năm 2000-2005 cho thấy cả nồng độ bụi tổng (TSP) và bụi PM10 đều không đạt tiêu chuẩn cho phép của VN và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Mặc dù trong những năm gần đây (2002-2005), nồng độ bụi có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
*Ở góc độ chuyên môn, ông có thể nói gì về mối liên hệ giữa sự gia tăng ô nhiễm không khí và gia tăng một số loại bệnh tật?
- Cho đến nay, theo tôi biết, vẫn chưa có một nghiên cứu dịch tễ nhằm đánh giá định lượng mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe của người dân TP.HCM. Tuy nhiên, một dự án nghiên cứu có mục tiêu tương tự đang được Sở Y tế và Sở Tài nguyên - môi trường triển khai với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Viện Nghiên cứu tác động sức khỏe Hoa Kỳ (HEI). Còn theo thống kê của Sở Y tế, các bệnh liên quan đường hô hấp hiện đang dẫn đầu trong bảy bệnh phổ biến tại các bệnh viện trong thành phố.
TS TRẦN THỊ NGỌC LAN - khoa hóa Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM: Bụi mịn phát tán rất đáng lo ngại! Theo khảo sát và đo đạc của chúng tôi, TP.HCM bị ô nhiễm bụi nghiêm trọng; mùa khô ô nhiễm nặng hơn mùa mưa. Thành phố Hà Nội cũng nằm trong tình trạng ô nhiễm tương tự. Cũng qua phân tích nhiều mẫu bụi, chúng tôi ghi nhận được bụi gây ô nhiễm không khí ở những khu vực này vào những tháng ít mưa có tính axit. Đây là điều rất đáng lo ngại vì bụi có tính axit tác động xấu đến sức khỏe con người, nhất là khi bị phơi nhiễm trong thời gian dài. Cụ thể, kết quả đo đạc cho thấy bụi có kích thước nhỏ hơn 2,1mm chiếm 50% tổng lượng bụi (mùa khô) và con số này là 20% vào mùa mưa. Chính các hạt bụi mịn này mang tính axit, trong khi các hạt bụi lớn thường trung tính. Cũng cần nói thêm do bụi mịn có kích thước rất nhỏ nên khó sa lắng, vì thế chúng tồn tại rất lâu trong không khí và phát tán rất xa. Mũi và đường hô hấp trên chỉ có khả năng loại các hạt bụi có kích thước lớn hơn 2,5mm, nên bụi mịn dưới kích thước này xâm nhập rất sâu vào phổi, thậm chí vào máu gây nên một số bệnh về hô hấp và tim mạch, rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Chúng tôi nghĩ rằng những thành phố lớn như TP.HCM hay Hà Nội cần khẩn cấp hành động chương trình giảm thiểu ô nhiễm không khí. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận