29/03/2024 08:04 GMT+7

Nuôi chó ở thành thị: Trách nhiệm chủ nuôi tới đâu?

Mùa nắng nóng, nỗi sợ ra đường bị súc vật thả rông cắn lại tái diễn. Càng lo hơn khi mùa nắng năm nay, tình trạng chó cắn người và số người mắc bệnh dại có tăng.

Chở chó dữ không bịt mõm trên đường ở TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Chở chó dữ không bịt mõm trên đường ở TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Nuôi chó, mèo là nhu cầu chính đáng. Nhưng nuôi như thế nào, nuôi "chủng loại" gì lại là hai chuyện khác nhau. Ở thành thị, vật nuôi càng phải được quan tâm hơn, tuyệt đối không thể "buông xõa" trách nhiệm từ chuyện thả chó đi rông đến việc phòng bệnh dại.

Nuôi có trách nhiệm

Tôi ớn lạnh nhất khi đi đường gặp người chạy xe máy chở chó theo. Con chó không rọ mõm, không nhốt, cứ vậy đứng trên xe máy đang chạy. Thật khó lường hết hậu quả khi giữa đường con vật bất ngờ bị kích động mạnh, hung hãn tấn công người khác, lúc ấy người chủ cũng không cản được.

Người nhà tôi từng bị té xe khi một con chó từ trong nhà phóng ào ra đường, xông thẳng đến bánh xe máy.

TP.HCM dự kiến yêu cầu những hộ dân nuôi chó, mèo phải đăng ký, kê khai đầy đủ thông tin, lai lịch và quan trọng nữa là thực hiện tiêm phòng dại. Công nghệ số hiện nay sẽ tạo điều kiện giúp hiện thực hóa điều này. Việc này tôi cho rằng dù muộn nhưng còn hơn không.

Các thành phố, thị xã cần siết chặt quy định về nuôi gia súc, gia cầm nói chung trong không gian đô thị. Cũng không thể thiếu các quy định giới hạn số lượng vật nuôi. Không thể tồn tại suy nghĩ nuôi theo nhu cầu, bao nhiêu con tùy ý.

Vài người thỏa mãn ý thích riêng, khiến nhiều người khổ sở là điều không ai tán thành.

Mèo còn bao gồm cả mèo hoang, chó ở đô thị luôn gắn liền với địa chỉ cụ thể. Việc đăng ký vật nuôi và tiêm phòng cần đưa vào hệ thống theo dõi, gồm thông tin nguồn gốc, xuất xứ và cả giống, loài vật nuôi.

Cũng cần tính đến tình huống khi vật nuôi sinh sản, phải giải quyết "đầu ra". Nhiều giống chó to lớn, nguy hiểm được nhập về từ nước ngoài, người nuôi tự nhân giống bán kiếm lời cũng khá phổ biến. Điều đó lý giải nguyên nhân mua "chó ngoại" giờ đây rất đơn giản.

Trên mạng xã hội luôn có những quảng cáo mua bán thú cưng, có cả chó dữ trong khi công tác quản lý chưa theo kịp.

Nên "tái khởi động" các đội bắt chó thả rông

Không làm khó người nuôi thú cưng, nhưng cũng không để vật nuôi gây họa cho cộng đồng. Hài hòa giữa hai lợi ích này sẽ còn nhiều chuyện phải bàn.

Trước mắt cần tuân thủ một vài yêu cầu cấp thiết nhất: tiêm phòng, không thả rông, chủ phải rọ mõm chó khi dắt ra đường. Không khỏi bất an khi ra đường thấy nhan nhản các chú khuyển "ba không": không người dẫn theo, không rọ mõm và (có thể) không tiêm phòng dại.

Còn nhớ hơn một năm trước, nhiều phường, xã ở TP.HCM rầm rộ ra quân bắt chó thả rông khá bài bản, chuyên nghiệp. Đông đảo người dân ủng hộ khi được chứng kiến những đổi thay tích cực. Cách làm này nhiều tỉnh thành khác đã hưởng ứng, vận dụng. Chỉ tiếc rằng "tuổi thọ" của phong trào khá ngắn ngủi.

Những chiếc xe chuyên dụng lâu nay không xuất hiện, công cụ "hành nghề" bị thất nghiệp, đóng băng, rơi vào lãng quên. Ngoài đường, chó vẫn cứ nhởn nhơ "dạo phố" và người dân tiếp tục phải sống trong sợ hãi và bực bội.

Chúng tôi muốn được chứng kiến thường xuyên hình ảnh các đội tuần tra làm nhiệm vụ "thu gom" chó thả rông. Tuyên truyền bao nhiêu cũng không đủ nếu thiếu vắng sự hiện diện của lực lượng chức năng, cùng các chế tài nghiêm khắc. Chữ "tình" không áp dụng với những trường hợp cố tình vi phạm.

Bỏ thì thương và vương thì khổ

Chị Thu Lài (Dĩ An, Bình Dương) nuôi một con chó giống Phú Quốc nay đã 7 năm. Với người nhà thì chú chó khá ngoan, nhưng người quen vào nhà chơi, không kiểm soát được là nó vồ, có khi nó bứt dây chạy ra cắn người. Nó đã cắn 8 người.

Có lúc chị muốn bán nó đi hoặc cho nó ăn bả rồi mang đi thiêu, nhưng không đành lòng. Con chó được tiêm ngừa định kỳ nhưng khi chó cắn người, chị phải lo thêm chi phí tiêm ngừa dại.

Gia đình cũng cố gắng liên lạc với các trung tâm huấn luyện chó để tặng nhưng họ không nhận.

Anh Nguyễn Văn Sang (Bình Dương) làm nghề cơ khí, anh có nuôi 2 con chó để giữ mớ sắt thép để bên ngoài. Sợ chó cắn người ta nên phải xích lại nhưng càng xích chó lại càng hung dữ, dây xích không ngăn được khi nó nộ những đứa trẻ.

Chị Trần Thị Phượng nuôi một con chó cảnh hiền lành, hay đùa giỡn với con chị. Một lần bé đạp phải đuôi chó nên bị nó cắn vào mặt.

"Con tôi bị cắn vào cuối năm 2023, thời điểm thiếu vắc xin, cháu phải tiêm huyết thanh nên khá khó khăn. Tôi nghĩ nhiều người cũng giống như tôi, lỡ nuôi rồi nên không biết phải làm sao!", chị Phượng nói.

Đề xuất nuôi chó, mèo phải đăng ký: Ủng hộ một giải pháp khả thiĐề xuất nuôi chó, mèo phải đăng ký: Ủng hộ một giải pháp khả thi

"Chờ thông tin này lâu lắm rồi, một giải pháp khả thi; Đáng ra việc nuôi chó, mèo phải đăng ký phải làm từ lâu rồi mới đúng; Đề nghị phạt nặng thả rông chó mèo"... là những phản hồi đáng chú ý của bạn đọc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp