03/09/2021 15:18 GMT+7

Nước phù sa cuồn cuộn trên kênh Vĩnh Tế nhưng lũ dự báo về trễ hơn 1 tháng

BỬU ĐẤU
BỬU ĐẤU

TTO - 'Tháng bảy nước nhảy khỏi bờ' là kinh nghiệm dân gian về nước lũ tràn đồng khi bước sang tháng 7 (âm lịch). Thế nhưng, năm nay đã gần bước sang tháng 8 (âm lịch), nước phù sa vẫn còn dưới sông, còn đồng ruộng thì đang khát lũ.

Nước phù sa cuồn cuộn trên kênh Vĩnh Tế nhưng lũ dự báo về trễ hơn 1 tháng - Ảnh 1.

Dòng phù sa đục ngầu đã đổ về khắp kênh Vĩnh Tế, đoạn xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, nhưng chưa thấy lũ tràn về - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 3-9, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, dọc kênh Vĩnh Tế hơn 15km, đoạn từ TP Châu Đốc đến huyện Tịnh Biên, An Giang đã có nước phù sa đục ngầu cuồn cuộn đổ về tràn ngập khắp lòng kênh. Tuy nhiên, trên đồng ruộng giáp biên giới Campuchia hiện nay đang vẫn "khát nước" lũ. Những năm trước, thời điểm này nước lũ đã bao phủ khắp cánh đồng, mang về nhiều cá, tôm cho ngư dân vùng đầu nguồn, còn nay đã vắng bóng. Toàn cánh đồng vẫn khô cằn, hoang vắng.

Tại chợ Cây Mít (xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, nằm cặp kênh Vĩnh Tế, được xem là nơi có cá đồng sớm nhất mỗi khi mùa lũ về) những ngày này đã xuất hiện một số loài cá đồng nhưng số lượng rất ít. "Hằng năm giờ này là cá linh, cá rô đồng rất nhiều rồi. Còn năm nay vẫn chưa có cá linh, nhiều người chỉ bán cá nuôi là chủ yếu", một tiểu thương tại chợ Cây Mít nói.

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang, mực nước ngày 3-9 trên sông Tiền tại trạm Tân Châu là 1,68m, trên sông Hậu tại Châu Đốc là 1,63m, thấp hơn báo động 1 từ 1,37m đến 1,82m. Dự báo ngày 4-9, mực nước sông Tiền tại Tân Châu đạt 1,78m và trên sông Hậu tại Châu Đốc khoảng 1,73m.

Nước phù sa cuồn cuộn trên kênh Vĩnh Tế nhưng lũ dự báo về trễ hơn 1 tháng - Ảnh 2.

Người dân chài cá tại một con kênh nhỏ giáp biên giới của huyện Tịnh Biên. Còn xung quanh đồng ruộng vẫn chưa có nước lũ tràn vào - Ảnh: BỬU ĐẤU

Dự báo, trong nửa đầu tháng 9-2021, mực nước tại các trạm thượng nguồn sông Mekong biến đổi chậm. Từ giữa tháng 9, lượng mưa trên lưu vực sông Mekong gia tăng, mực nước tại các trạm trong khu vực có khả năng lên trở lại. Tổng lượng dòng chảy sông Mekong về đầu nguồn sông Cửu Long qua Tân Châu, Châu Đốc ở mức thiếu hụt từ 10% đến 25% so với trung bình nhiều năm.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Thành Tâm - phó trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện An Phú - cho biết An Phú là huyện đầu nguồn mùa lũ. Tuy nhiên, năm nay nước lũ có thể về trễ hơn 1 tháng so với năm 2020. Đến thời điểm này, toàn huyện chưa có nơi nào có nước lũ tràn vào đồng ruộng. 

Nước phù sa cuồn cuộn trên kênh Vĩnh Tế nhưng lũ dự báo về trễ hơn 1 tháng - Ảnh 3.

Tại chợ Cây Mít, xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, hiện nay có rất ít cá và lươn đồng - Ảnh: BỬU ĐẤU

"Năm rồi lũ đã về trễ thì năm nay dự báo về trễ hơn chút nữa. Bà con đã chuẩn bị sẵn sàng ngư cụ đánh bắt cá rồi. Hy vọng giữa tháng 9 này sẽ có lũ như dự báo", ông Tâm nói thêm.

An Giang tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và 16 thêm 11 ngày An Giang tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 và 16 thêm 11 ngày

TTO - Chiều 24-8, chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã ký công văn về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội 11 ngày. Theo đó, có 7 huyện thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 và 4 huyện thực hiện theo chỉ thị 15.

BỬU ĐẤU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp