04/03/2021 17:36 GMT+7

Nước nhiễm mặn, dùng sà lan chở nước thô về xử lý khiến giá nước Bến Tre lên 51.000/m3

MẬU TRƯỜNG
MẬU TRƯỜNG

TTO - Ngày 4-3, ông Trần Hùng - tổng giám đốc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre - cho biết hiện nước sông Giồng Trôm bị nhiễm mặn trên 3 phần ngàn, đơn vị phải chở nước thô bằng sà lan về xử lý nên giá nước sẽ tăng.

Nước nhiễm mặn, dùng sà lan chở nước thô về xử lý khiến giá nước Bến Tre lên 51.000/m3 - Ảnh 1.

Nhân viên Nhà máy nước Lương Quới đo độ mặn nước sông - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Theo ông Hùng, trong số 5 nhà máy nước thuộc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre, Nhà máy nước Lương Quới (huyện Giồng Trôm) có nguồn nước thô trên sông Giồng Trôm đã bị nhiễm mặn trên 3 phần ngàn. 

Công ty đã có phương án chở nước thô bằng sà lan từ thượng nguồn sông Tiền về bơm vào nhà máy xử lý trước khi cung cấp cho khoảng 16.000 hộ dân huyện Giồng Trôm.

Vẫn theo ông Hùng, khi vận hành hệ thống vận chuyển nước ngọt bằng sà lan, chi phí sản xuất và giá thành nước máy sẽ tăng gấp 5 lần so với giá hiện tại, khoảng 51.500 đồng/m3.

Hiện nhiều người dân tại Bến Tre bị "sốc" khi giá nước quá cao so với bình thường.

Bà Nguyễn Thị Bảy, ngụ xã Lương Quới, cho biết gia đình bà thường sử dụng hết 500.000 đồng tiền nước mỗi tháng. 

"Nếu áp dụng giá mới, gia đình tôi phải trả 2.500.000 đồng mỗi tháng. Đây là mức chi phí quá cao so với thu nhập. Muốn tiết kiệm cũng khó vì những lúc cần xài để tắm gội, giặt giũ... đều phải sử dụng nước máy. Nếu được, ngành nước nên cấp nước ngọt mỗi tuần một vài lần, còn những ngày khác cứ cung cấp nước mặn bình thường cũng được", bà Bảy nói.

Trên khắp các trang mạng xã hội, nhiều facebooker cũng bày tỏ bức xúc trước việc tăng giá nước. Facebooker "NguyenHau" viết: "Bưởi da xanh mất giá, dừa thì bị sâu ăn và giá trồi sụt mà giá nước lại tăng phi mã. Hỏi sao người dân không nghèo".

"Trước tình hình giá nước tăng cao, chúng tôi khuyến cáo khách hàng sử dụng nước tiết kiệm; có chế độ dùng nước hợp lý. Khóa các thiết bị sử dụng nước khi không sử dụng. Thường xuyên kiểm tra chỉ số đồng hồ để kịp thời phát hiện lượng nước tăng bất thường do bể ống; kiểm tra đường ống phía sau đồng hồ, các van khóa, bồn chứa, thiết bị sử dụng nước… để kịp thời sửa chữa nếu có rò rỉ.

Đối với hộ dân có trang bị bồn trữ nước thì lắp đặt thêm van phao tự động để ban đêm, khi áp lực nước mạnh sẽ tự động trữ vào bồn chứa, điều tiết sử dụng trong giờ cao điểm ban ngày khi nhu cầu dùng nước của người dân tăng cao", ông Hùng nói.

Nước nhiễm mặn, dùng sà lan chở nước thô về xử lý khiến giá nước Bến Tre lên 51.000/m3 - Ảnh 2.

Nước thô được vận chuyển bằng sà lan về để xử lý, thay vì bơm trực tiếp từ sông Giồng Trôm như trước đây - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Nước nhiễm mặn, dùng sà lan chở nước thô về xử lý khiến giá nước Bến Tre lên 51.000/m3 - Ảnh 3.

Hằng ngày có khoảng 7 sà lan chở nước thô cung cấp cho Nhà máy nước Lương Quới với giá 32.000đ/m3 - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Nước nhiễm mặn, dùng sà lan chở nước thô về xử lý khiến giá nước Bến Tre lên 51.000/m3 - Ảnh 4.

Nước thô được bơm vào một sà lan, sau đó sẽ dùng máy bơm về nhà máy xử lý nước - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

ĐBSCL làm nhà máy nước thô liên tỉnh chống nhiễm mặn ĐBSCL làm nhà máy nước thô liên tỉnh chống nhiễm mặn

TTO - Ba tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Long An đã đưa ra giải pháp đầu tư nhà máy cung cấp nước thô, lấy nguồn nước mặt từ thượng nguồn sông Tiền, sau đó truyền tải về các nhà máy xử lý nước của các địa phương.

MẬU TRƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp