11/04/2014 12:05 GMT+7

Nước ngoài đổ vốn vào chứng khoán Indonesia, Ấn Độ

C. LUÂN
C. LUÂN

TTO - Trong bản đánh giá Triển vọng kinh tế thế giới công bố tháng 4-2014, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã tăng dự báo tích cực cho châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia, trong khi mạnh tay hạ dự báo tăng trưởng của Brazil, Nga và Nam Phi, theo Wall Street Journal.

hpF6rWTc.jpgPhóng to
IMF dự báo tăng trưởng năm 2014 của Ấn Độ đạt 5,4%, tăng từ mức 4,4% của năm 2013 - Ảnh: Market Watch

Dự báo triển vọng tăng trưởng lần này của IMF cho thấy một cú "lội ngược dòng" của một số thị trường châu Á. Mùa hè năm 2013, các quỹ nước ngoài đã hạn chế đổ vào các thị trường như Indonesia và Ấn Độ khi có dự báo tỉ suất của Mỹ sẽ cao hơn. Tiền tệ và tài sản trong các quốc gia này phải chịu thiệt hại. Dự báo tăng trưởng giảm mạnh.

Tuy nhiên đến năm 2014, nhiều quốc gia châu Á đã thi hành các biện pháp linh hoạt hóa nền kinh tế của mình. Chẳng hạn Ấn Độ tăng lãi suất và lên kế hoạch thúc đẩy đầu tư. Năm 2014, đồng USD đã giảm 3% so với rupee. IMF dự báo tăng trưởng đạt 5,4%, tăng từ mức 4,4% của năm 2013.

Tuần trước, các nhà quản lý quỹ nước ngoài đã đổ 342,2 triệu USD vào thị trường chứng khoán Ấn Độ - dòng vốn ròng trong tuần đầu tiên kể từ tháng 10-2103 và có lưu lượng lớn nhất kể từ tháng 1-2013, theo dữ liệu từ EPFR Global. Indonesia cũng tăng lãi suất và đồng rupiah đã tăng 7%, cổ phiếu năm 2014 tăng 14% tính đến hiện tại. Dòng tiền ròng trong tuần rồi chảy vào thị trường tổng cộng 103,6 triệu USD - mức cao nhất kể từ tháng 4-2013.

IMF dự báo nền kinh tế Trung Quốc năm 2014 tăng trưởng 7,5%, giảm nhẹ so với năm 2013 là 7,7%. IMF cho biết tăng trưởng chậm hơn phản ánh các động thái của Bắc Kinh muốn kiềm chế tăng trưởng tín dụng và "bo" nền kinh tế vào một mô hình phát triển bền vững hơn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là châu Á không có gì đáng lo. Chuyên gia kinh tế Frederic Neumann tại HSBC nhận định: "Có vẻ châu Á lại "tỏa sáng" lần nữa và rõ ràng là tồn tại một vòng xoay giữa các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Nhưng không có nghĩa là chúng ta nên gạt mọi lo lắng sang một bên".

Trong khi đó, vẫn có các khu vực khác trên thế giới đang gặp khó khăn. IMF cho biết việc Nga can thiệp quân sự vào Crimea đã khiến nguồn vốn chảy ra làm nền kinh tế suy yếu với nguồn đầu tư thấp. Năm 2014, đồng USD tăng 8% so với đồng rúp. Quỹ dự đoán nền kinh tế năm 2014 sẽ tăng 1,3%, giảm 0,6 điểm % từ mốc dự báo cách đây ba tháng.

Tương tự Brazil, IMF dự báo tăng trưởng 2,3% trong năm nay, giảm 0,5 điểm % từ mức dự báo gần nhất của quỹ. Lạm phát vẫn ở mức cao bất chấp hàng loạt biện pháp tăng lãi suất và nợ công cao.

IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng 0,5 điểm % của Nam Phi, còn 1,9% trong năm 2014. Khác với các nước châu Á, chính sách tiền tệ thắt chặt và đồng rand rớt giá đã khiến Nam Phi không thể thu hẹp thâm hụt ngân sách quốc gia. Đất nước này phải phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài có khả năng buộc ngân hàng trung ương phải tăng mạnh lãi suất để bảo vệ nền kinh tế, IMF cho biết.

Thêm vào đó, tỉ lệ thất nghiệp chiếm 1/4 lực lượng lao động vẫn là một mức "cao không thể chấp nhận" ở Nam Phi.

(Theo Wall Street Journal)

C. LUÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp