Em N. được mẹ bế ngay vào bệnh viện.
Mẹ em kể rằng mấy ngày rằm qua, con nước lên làm ngập vườn, nên rắn, rết hay bò lên con đường ximăng, tối em N. đi ngang qua bị con rết cắn.
Bác sĩ khám thấy bàn chân trái của N. ngay ngón giữa có 2 vết xước da khá sâu, đang chảy máu, bàn chân sưng húp lan tới đầu gối.
Phân tích triệu chứng và vết cắn, bác sĩ nhận định em bị rết cắn, nên nhanh chóng cho thuốc giảm đau và chống dị ứng cho N..
Sáng hôm sau chân em vẫn còn sưng nhưng đã bớt đau.
Về chuyên môn, phía dưới đầu rết có cặp chân hàm nhọn, mang ngòi độc để tiết nọc độc vào con mồi khi cắn.
Thành phần nọc độc của rết bao gồm các protein, một số enzyme như protease, hyaluronidase, phospholipase A2, một số chất không phải protein như serotonin, histamine, lipid, polysaccharide, polypeptide, 5-hydroxytryptamine. Độc tố gây độc với tim có tác dụng ức chế cơ tim là độc tố S. Một số chất có tác dụng chống đông và đông máu. Một số chất gây co cơ trơn. Ngoài ra còn có độc tố gây đau, sưng nề, độc với cơ, tan máu, độc tố gây hủy casein, gelatin và fibrinogen.
Phần lớn rết cắn là lành tính, thường tự khỏi và hiếm khi để lại di chứng, thậm chí trong những trường hợp nặng người bệnh cũng hồi phục trong 2 ngày. Vì vậy khi bị rết cắn, bà con mình cần bình tĩnh, nhanh chóng rửa vết thương bằng nước sạch với xà phòng hoặc nước sát trùng. Điều trị chủ yếu là giảm đau, tiêm phòng uốn ván, chăm sóc vết nhiễm trùng hoặc hoại tử da tại chỗ.
Nếu ngoài triệu chứng sưng, đau tại chỗ còn có thêm các triệu chứng khác thì cho người bệnh nhập viện để được theo dõi và xử trí các biến chứng như nhiễm trùng, xuất huyết, biến chứng tim mạch...
Đề phòng rết cắn, bà con mình không cho trẻ đi chân đất, nhất là ban đêm, làm thông thoáng môi trường, không để bụi rậm, cỏ mục, gạch đá cũ xung quanh nhà ở, tối tấn mùng kỹ lưỡng, đề phòng rết bò vào mùng lúc ngủ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận