11/04/2018 10:53 GMT+7

Nước mắt nghề shipper: tiền tươi không dễ kiếm

TÂM ĐỨC
TÂM ĐỨC

TTO - Phan Văn Đạo, một shipper (từ dùng để chỉ các nhân viên giao hàng), cho biết mỗi khi ngồi nghỉ, anh lau khăn giấy ngang mặt là thấy đen sì.

Nước mắt nghề shipper: tiền tươi không dễ kiếm - Ảnh 1.

Nhân viên kho hàng của một công ty phát chuyển nhanh phân loại và chuyển hàng đến kho tổng để phân đi - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Được gia đình mua cho chiếc xe máy vào cuối năm 2 học đại học, Đạo bắt đầu đăng ký tham gia bán thời gian, và đã làm được ba năm.

Đạo cho biết cứ hết thời gian học ở trường, anh lại mở điện thoại, nhận hàng rồi giao cho khách. Có hôm anh những chuyến hàng trễ phải đến 11h đêm. Tuy đôi khi chạy ngoài đường mưa nắng, bụi bặm vất vả nhưng bù lại thời gian tự do, không như làm phục vụ ở nhà hàng thời gian bị bó buộc.

Tuy nhiên theo Đạo, công việc không phải lúc nào cũng trơn tru và "tiền tươi, thóc thật" dễ dàng như mọi người nghĩ. Có hôm vì giao hàng gấp, Đạo vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông thổi phạt. Cước hàng chỉ có 15.000 nhưng bị phạt đến 300.000 đồng. Đã bị phạt 300.000 mà còn bị khách hàng tỏ thái độ nặng nhẹ do giao hàng trễ, Đạo chỉ đành nuốt nước mắt, xin lỗi khách hàng rồi tiếp tục chạy giao những cuốc hàng khác.

Có những gói hàng phải giao trong vòng 2 tiếng đồng hồ, nhẩm tính tuyến đường từ khi nhận ở kho đến giao tới tay khách hàng là vừa đủ, nhẩm là nhận ngay chứ không chần chừ được, người khác sẽ nhận mất. Khi nhận là bắt đầu phóng xe đi, chạy thục mạng, trên đường thấy nhân viên giao hàng khác đông như "bươm bướm".

"Nhưng sợ nhất là bị kẹt xe, mình tính toán tuyến đường vừa đủ thời gian nhưng lỡ kẹt xe là... thôi rồi. Có khi là ôm hàng ăn luôn, khách hàng dễ chịu thì không nói, nhưng người khó chịu không nhận hàng. Khách nhận hàng thì mình cũng bị đánh dấu trên hệ thống là giao hàng trễ. Nhiều lần như vậy mình sẽ bị trừ cước những cuốc giao hàng tiếp theo" - Đạo nói.

Đạo cho biết sợ nhất là giao mặt hàng thực phẩm, bởi nhiều khi vội để đảm bảo thời gian, chạy nhanh va quẹt với các xe khác, khi đến nơi mở hàng ra thì hàng hóa không còn nguyên vẹn như lúc đầu. Đạo phải xin lỗi khách, nếu khách không chịu nhận hàng thì đành ngồi ăn chính hàng mình giao.

"Làm shipper không cần đợi đến tháng mới nhận tiền lương, vì giao hàng là nhận tiền. Cầm tiền trên tay sướng lắm, nhưng cũng có khi phải rơi nước mắt" - anh nói.

Anh Nguyễn Hoàng Hải - một người giao hàng - cho biết: "Mỗi ngày có khi hàng chục đơn hàng, chạy nhận hàng, rồi giao hàng liên tục, có khi tới khuya. Nhiều khi vừa ngồi xuống ăn cơm, thấy cuốc hàng cũng bỏ luôn đĩa cơm dang dở.

Chạy từ sáng đến trưa, lấy khăn giấy quệt ngang mặt là khăn đen thui, đủ biết bụi bặm đến mức nào. Mặt còn lau chùi được, phổi không biết sẽ ra sao" - anh Hải cười hiền chia sẻ.

"Làm nghề này nếu siêng năng, chịu cày thì mỗi tháng kiếm cũng được khá. Tuy nhiên hiện nay cũng cạnh tranh dữ lắm, giống như taxi vậy. Lúc trước, những cuốc hàng quá trễ hoặc giá cước thấp mà giá đặt cọc hàng cao mình không nhận, nhưng nay phải nhận hết vì mình không nhận sẽ có người khác lao vào ngay, thậm chí những người giao hàng tự do còn đồng ý hạ giá cước xuống nữa" - anh Hải chia sẻ.

Giao hàng nhanh: Cuộc cạnh tranh khốc liệt

TTO - Người mua hàng muốn nhận được hàng nhanh hơn trong khi công ty bán hàng muốn làm hài lòng khách hơn, hai yếu tố này gặp nhau tạo nên một thị trường đua tranh kịch liệt về tốc độ giao hàng.

TÂM ĐỨC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp