Sau khi kiểm tra thực tế tại một trạm cấp nước tư nhân trên địa bàn, bà Tâm phản ứng gay gắt khi nguồn nước có rác, rong rêu, có mùi nhưng đại diện Trung tâm Y tế dự phòng TP cho rằng đạt tiêu chuẩn.Bà Tâm đặt vấn đề: “Cả đoàn khảo sát đi ai cũng phản ứng hết, vậy mà Trung tâm Y tế dự phòng TP lại nói nguồn nước đạt yêu cầu, có ai trong đoàn giám sát dám uống nước này không?”.
Bà Tâm cũng cho rằng TP tin tưởng giao Trung tâm Y tế dự phòng kiểm tra, giám sát chất lượng nước nhưng chất lượng như vậy mà nói là đạt chuẩn thì không yên tâm được, nhưng thực tế rất nhiều người phải sử dụng nguồn nước này mà không có lựa chọn nào khác.
Theo UBND huyện Bình Chánh, cả huyện có hơn 148.000 hộ dân, trong đó chỉ có gần 46 sử dụng nước sạch, còn lại là sử dụng nước hợp vệ sinh.
Hiện trên địa bàn huyện có 44.000 giếng khoan (phần lớn chưa được xét nghiệm) vì chi phí xét nghiệm cao (1,04 triệu đồng/mẫu). Như vậy, để xét nghiệm hết các giếng khoan trong địa bàn phải tốn khoảng 45 tỉ đồng. Trung tâm Y tế dự phòng TP cũng xét nghiệm 212 mẫu nước giếng trên địa bàn nhưng chỉ 15 mẫu đạt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận